Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bài 7 trang 41 SGK Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Giáo dục kinh tế và pháp luật 11, giải gdcd 11 kết nối tri thức Chủ đề 5. Đạo đức kinh doanh


Bài 7. Đạo đức kinh doanh - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức

Theo em, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đưa ra các quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam và phát động thực hiện nhằm mục đích gì?

Mở đầu

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 41 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Ngày 19/5/2022, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố và phát động thực hiện 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam gồm: Tạo giá trị cho xã hội; Tuân thủ pháp luật; Minh bạch, công bằng, liêm chính; Sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình.

Theo em, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đưa ra các quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam và phát động thực hiện nhằm mục đích gì?

Phương pháp giải:

Đọc thông tin và nêu mục đích của việc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đưa ra các quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam và phát động thực hiện.

Lời giải chi tiết:

Việc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đưa ra các quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam và phát động thực hiện nhằm mục đích: điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh theo hướng tích cực; từ đó giúp nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng, đồng thời tạo nên sự vững mạnh của nền kinh tế.

? mục 1 a

Trả lời câu hỏi mục 1a trang 42 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1/ Theo em, những chuẩn mực đạo đức trong hoạt động kinh doanh của nhân viên ngân hàng thể hiện những phẩm chất đạo đức cơ bản như thế nào?

2/ Những quy định này có tác dụng thế nào đối với các chủ thể trong kinh doanh?

Phương pháp giải:

1/ Đọc thông tin và phân tích được những chuẩn mực đạo đức trong hoạt động kinh doanh của nhân viên ngân hàng trong thông tin đó.

2/ Nêu tác dụng của những quy định này đối với các chủ thể trong kinh doanh.

Lời giải chi tiết:

1/ Những phẩm chất đạo đức cơ bản thể hiện chuẩn mực đạo đức trong hoạt động kinh doanh của nhân viên ngân hàng là:

- Tuân thủ mọi quy trình, quy định trong công tác chuyên môn, quy định của pháp luật, cẩn trọng và tận tâm với công việc.

- Liêm chính, giữ chữ tín với đối tác và khách hàng, có ý thức bảo mật thông tin.

- Chăm chỉ, chuyên cần, chủ động, sáng tạo, thích ứng trong công việc.

2/ Những quy định này có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh.

? mục 1 b

Trả lời câu hỏi mục 1b trang 43 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1/ Đạo đức kinh doanh được biểu hiện như thế nào qua hoạt động của công ty V và công ty X?

2/ Em hãy nêu những biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh mà em biết.

Phương pháp giải:

1/ Đọc thông tin và nêu biểu hiện của đạo đức kinh doanh qua hoạt động của công ty V và công ty X trong thông tin đó.

2/ Nêu những biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh mà em biết.

Lời giải chi tiết:

1/ - Biểu hiện đạo đức kinh doanh của công ty V là: Nỗ lực cải tiến quy trình và công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm mang đến giá trị dinh dưỡng tối ưu cho người tiêu dùng.

- Biểu hiện đạo đức kinh doanh của công ty X là: Phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo quyền lợi, sức khỏe cho người lao động và cư dân tại địa phương.

2/ Một số biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh là:

- Giữ chữ tín trong kinh doanh, công bằng, liêm chính.

- Tạo giá trị cho doanh nghiệp, cho xã hội.

- Tuân thủ pháp luật.

- Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Thực hiện đúng quy định của đơn vị, đảm bảo bí mật.

- Tôn trọng con người, tôn trọng bảo đảm quyền lợi của nhân viên, tôn trọng khách hàng, tôn trọng đối thủ cạnh tranh.

- Gắn kết các lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội.

? mục 2

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 43 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc trường hợp, thông tin để trả lời câu hỏi:

Các hành vi kinh doanh có đạo đức của các chủ thể kinh doanh trong những trường hợp, thông tin trên đã mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, khách hàng, người lao động và xã hội?

Phương pháp giải:

Đọc thông tin, trường hợp và nêu được lợi ích của các hành vi kinh doanh có đạo đức của các chủ thể kinh doanh.

Lời giải chi tiết:

- Trong trường hợp 1: Hành vi kinh doanh có đạo đức của chị Q đã:

+ Làm hài lòng khách hàng, giúp họ có trải nghiệm tốt về sản phẩm.

+ Giúp cho cơ sở kinh doanh áo dài của chị Q giữ vững được uy tín, thu hút thêm được một lượng lớn khách hàng trong và ngoài nước, từ đó, giúp doanh thu và lợi nhuận của cửa hàng ngày càng tăng.

+ Giúp công việc của người lao động (tạo cửa hàng của chị Q) sẽ được duy trì ổn định; bên cạnh đó, người lao động cũng có cơ hội được tăng lương hoặc cải thiện chế độ đãi ngộ (do hoạt động kinh doanh của cửa hàng có sự khởi sắc).

+ Giúp tạo ra nhiều của cải vật chất và tinh thần cho xã hội; đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh đẹp về đất nước và con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

- Trong thông tin 2: Hành vi kinh doanh có đạo đức của nhiều công ty trong đại dịch Covid-19, đã:

+ Giúp người lao động vượt qua khó khăn, ổn định và cải thiện cuộc sống; đồng thời, khi nhận được sự giúp đỡ của công ty trong thời điểm khó khăn, người lao động sẽ có tinh thần và động lực để trung thành, gắn bó lâu dài với công ty; cống hiến hết mình cho công việc.

+ Giúp cho doanh nghiệp duy trì được lực lượng lao động để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sau khi dịch bệnh được kiểm soát; đồng thời giúp tăng uy tín của doanh nghiệp.

+ Góp phần tích cực trong việc giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội, lan tỏa những điều tốt đẹp và khiến con người có thêm niềm tin vào tình người, vào lương tri và các giá trị xã hội khác.

Luyện tập 1

Trả lời Luyện tập 1 trang 44 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở kinh doanh.

b. Đạo đức kinh doanh tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.

c. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm với doanh nghiệp.

d. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau.

Phương pháp giải:

Đọc các ý kiến và bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến đó.

Lời giải chi tiết:

a. Không đồng tình. Vì đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong tổ chức kinh doanh (hộ gia đình, công ty, xí nghiệp, tập đoàn,…) như: ban giám đốc; các thành viên của hội đồng quản trị; cán bộ, công nhân viên, người lao động làm thuê,…

b. Đồng tình. Vì thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực, từ đó góp phần tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh.

c. Đồng tình. Vì sự cam kết và tận tâm của người lao động đối với doanh nghiệp xuất phát từ việc họ tin rằng: tương lai của mình gắn liền với tương lai của doanh nghiệp. Do đó, khi doanh nghiệp thực hiện tốt đạo đức kinh doanh đối với người lao động (thông qua các hành động, như: tôn trọng, có chế độ lương và chế độ đãi ngộ tốt…) thì người lao động sẽ càng tận tâm với công việc và có tâm lý cam kết gắn bó lâu dài với tổ chức.

d. Không đồng tình. Vì đảm bảo đạo đức kinh doanh sẽ góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ví dụ việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh có thể lôi cuốn khách hàng đến với sản phẩm của công ty, từ đó giúp nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Hay khi thực hiện tốt đạo đức kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có được sự trung thành và tận tâm của người lao động, qua đó góp phần nâng cao được hiệu quả sản xuất.

Luyện tập 2

Trả lời Luyện tập 2 trang 44 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy cho biết hành vi của các chủ thể kinh doanh trong những trường hợp sau là phù hợp hay vi phạm chuẩn mực đạo đức kinh doanh? Vì sao?

a. Công ty G đã sử dụng hàng nước ngoài kém chất lượng, dán tem hàng Việt Nam chất lượng cao để bán.

b. Cô X đã cung cấp thông tin bí mật về một công nghệ mới của công ty mình đang làm việc cho một đối tác để được nhận một khoản tiền.

c. Thấy các nguyên liệu để làm bánh kẹo đã quá hạn ghi trên bao bì, anh C đề nghị với Giám đốc xí nghiệp không sử dụng các nguyên liệu đó để sản xuất mặc dù hương vị vẫn thơm ngon, màu sắc vẫn dẫn.

Phương pháp giải:

Đọc các trường hợp và phân tích hành vi của các chủ thể kinh doanh phù hợp hay vi phạm chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Giải thích vì sao.

Lời giải chi tiết:

a. Công ty G đã vi phạm chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Vì công ty này đã thực hiện hành vi gian dối về chất lượng của sản phẩm, không trung thực trong kinh doanh.

b. Cô X đã vi phạm chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Vì hành động của cô X đã vi phạm quy định đảm bảo bí mật.

c. Hành động của anh C phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Vì hành động của anh nhằm đảm bảo lợi ích về sức khỏe cho khách hàng, đồng thời giữ uy tín về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Luyện tập 3

Trả lời Luyện tập 3 trang 44 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy cho biết vai trò của đạo đức kinh doanh trong các trường hợp dưới đây:

a. Phát hiện ra có lỗi trong chi tiết ở động cơ, doanh nghiệp ô tô thông báo thu hồi lại sản phẩm và bồi thường thỏa đáng cho khách hàng.

b. Siêu thị H luôn thực hiện nghiêm ngặt kiểm soát chất lượng, truy soát nguồn gốc xuất xứ các hàng hóa nhập vào siêu thị.

c. Doanh nghiệp T hướng đến mô hình “sản xuất xanh”.

Phương pháp giải:

Đọc các trường hợp và cho biết vai trò của đạo đức kinh doanh trong các trường hợp đó

Lời giải chi tiết:

a. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong trường hợp này là:

- Làm hài lòng khách hàng.

- Nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp.

b. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong trường hợp này là:

- Làm hài lòng khách hàng.

- Nâng cao chất lượng và uy tín của siêu thị.

c. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong trường hợp này là:

- Làm hài lòng khách hàng.

- Nâng cao chất lượng và uy tín của siêu thị.

- Gắn kết các lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội.

Vận dụng 1

Trả lời Vận dụng 1 trang 44 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy viết bài giới thiệu về một tấm gương đạo đức kinh doanh và nêu bài học rút ra từ tấm gương đó.

Phương pháp giải:

Viết bài giới thiệu về một tấm gương đạo đức kinh doanh và nêu bài học rút ra từ tấm gương đó.

Lời giải chi tiết:

(*) Tham khảo:

Tấm gương doanh nhân tiêu biểu Trần Bá Dương

Ông Trần Bá Dương là một trong những doanh nhân thành công nhất ở Việt Nam, hiện đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO) - một trong những tập đoàn sản xuất ô tô, xe máy, linh kiện và thiết bị điện tử lớn nhất tại Việt Nam. Ông được đánh giá là một doanh nhân có phẩm chất đạo đức kinh doanh cao. Ông luôn đề cao sự minh bạch và trung thực trong quản lý và kinh doanh, và đặt lợi ích của khách hàng và cộng đồng lên hàng đầu. Ngoài ra, ông Trần Bá Dương còn có những phẩm chất đạo đức kinh doanh khác như: tầm nhìn và sự quyết đoán, kỹ năng lãnh đạo, sự kiên trì và nỗ lực, nhân văn và cộng đồng.

Chủ tịch HĐQT THACO Trần Bá Dương nhận danh hiệu

Top 10 Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022

Ông Trần Bá Dương là một doanh nhân thành công với những phẩm chất đạo đức kinh doanh cao. Những phẩm chất đạo đức kinh doanh của ông Trần Bá Dương là những điểm mạnh để em học tập và áp dụng vào bản thân. Những điều em có thể học tập và vận dụng đối với bản thân bao gồm việc đặt lợi ích khách hàng và cộng đồng lên hàng đầu, tôn trọng giá trị minh bạch và trung thực, luôn học hỏi và thích nghi với thị trường, tôn trọng giá trị nhân văn và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng, và khả năng đón đầu và sáng tạo để phát triển kinh doanh bền vững

Kỹ năng lãnh đạo và quản lý: Kỹ năng lãnh đạo và quản lý là yếu tố quan trọng để phát triển và điều hành một doanh nghiệp hiệu quả. Em cần rèn luyện kỹ năng này bằng cách đọc sách, tham gia các khóa đào tạo, tìm kiếm mentor và trải nghiệm thực tế. Sự kiên trì và tinh thần đồng đội: Kinh doanh không phải là con đường dễ đi, nó đòi hỏi sự kiên trì và tinh thần đồng đội. Em cần có tinh thần kiên nhẫn và không sợ thất bại, luôn cố gắng và chịu khó, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc tích cực, hỗ trợ đồng đội và khuyến khích sự phát triển của họ. Trách nhiệm và cam kết: Kinh doanh không chỉ là tạo ra lợi nhuận, mà còn là trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội. Em cần hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với khách hàng, đối tác, nhân viên và cộng đồng, và cam kết thực hiện chúng một cách đúng đắn và tận tâm. Tôn trọng và gìn giữ uy tín: Uy tín là tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp. Em cần tôn trọng và gìn giữ uy tín của mình bằng cách thực hiện các cam kết, giữ gìn chất lượng sản phẩm và dịch vụ, và xử lý mọi vấn đề một cách minh bạch và chuyên nghiệp.

Tổng kết lại, để phát triển kinh doanh bền vững và thành công, em cần rèn luyện và phát triển những phẩm chất đạo đức kinh doanh như đặt lợi ích khách hàng và cộng đồng lên hàng đầu, tôn trọng giá trị minh bạch và trung thực, luôn học hỏi và thích nghi với thị trường, tôn trọng giá trị nhân văn và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng, khả năng đón đầu và sáng tạo, kỹ năng lãnh đạo và quản lý, sự kiên trì và tinh thần đồng đội, trách nhiệm và cam kết, và tôn trọng và gìn giữ uy tín.

Vận dụng 2

Trả lời Vận dụng 2 trang 44 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy viết bài bình luận về ý nghĩa của câu “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” trong kinh doanh và chia sẻ với người thân trong gia đình và các bạn.

Phương pháp giải:

Viết bài bình luận về ý nghĩa của câu “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” trong kinh doanh và chia sẻ với người thân trong gia đình và các bạn.

Lời giải chi tiết:

(*) Bài viết tham khảo:

Một câu chuyện về chữ Tín trong kinh doanh…

Trước đây, tôi từng đọc được câu chuyện thế này và thực sự tôi rất muốn chia sẻ cho bạn nghe về nó:

Một doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tại Chicago Mỹ đặt một đơn hàng lớn với một công ty chuyên sản xuất đồ dùng nhà bếp tại Nhật – Fujita. Theo thoả thuận thì đơn hàng sẽ bàn giao vào ngày 1/9, và được gửi đi bằng tàu biển trước đó 1 tháng để kịp tiến độ. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, một vài sự cố kĩ thuật phát sinh khiến cho đơn hàng khó có thể hoàn tất và gửi đi đúng hạn. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng các phương án giải quyết, các lãnh đạo của công ty Fujita thống nhất quyết định tự bỏ chi phí thuê trọn gói chiếc máy bay thay vì sử dụng tàu để chở toàn bộ lô hàng đến Chicago đúng thời hạn đã cam kết trên hợp đồng.

Chi phí vận chuyển hàng không lớn hơn rất nhiều lần so với chi phí vận tải đường thuỷ, có thể gây ảnh hưởng tương đối lớn đến doanh thu của Fujita tại thời điểm đó. Công ty thực phẩm của Mỹ vô cùng cảm động và khâm phục trước hành động này và trong những năm sau đó, họ tiếp tục đặt mua dao nĩa của Fujita với số lượng lớn và trở thành khách hàng thân thiết của hãng trong suốt thời gian dài.

Câu chuyện này rất phù hợp để giải thích cho câu “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”, mang đến hàm ý rằng với người làm kinh doanh thì chữ Tín có giá trị rất lớn, khi đã giữ được uy tín với khách hàng thì sẽ được họ sẽ tiếp tục tin tưởng lựa chọn sản phẩm trong suốt thời gian dài, trở thành khách hàng thân thiết của công ty. Nhưng nếu đánh mất lòng tin của khách hàng thì mất mát trước mắt là tiền bạc và những mối làm ăn; rộng hơn là những cá nhân trong công ty và tổ chức, đặc biệt là người lãnh đạo, sẽ bị đánh giá tiêu cực về nhân cách.

Các mối quan hệ khách hàng được xác lập dựa trên sự tin tưởng thì vô cùng bền chặt. Mà sự uy tín này được hình thành chủ yếu thông qua việc chúng ta giữ đúng giữ đúng cam kết đối với khách hàng, khi đó họ sẽ đặt lòng tin vào chúng ta. Uy tín cũng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển được nhiều mối quan hệ hợp tác, bởi khi khách hàng tin tưởng thì họ sẽ giới thiệu chúng ta với những người khác nữa, từ đó mạng lưới khách hàng sẽ được mở rộng. Trong mọi bài học kinh doanh đến từ các doanh nhân thành đạt nổi tiếng, họ đều khẳng định rằng thực sự không có phương pháp marketing nào tốt hơn marketing truyền miệng; và cũng không có đối thủ cạnh tranh nào đáng sợ hơn lời đồn.


Cùng chủ đề:

Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bài 2 trang 11 SGK Kết nối tri thức
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bài 3 trang 16 SGK Kết nối tri thức
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bài 4 trang 22 SGK Kết nối tri thức
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bài 5 trang 29 SGK Kết nối tri thức
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bài 6 trang 36 SGK Kết nối tri thức
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bài 7 trang 41 SGK Kết nối tri thức
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bài 8 trang 45 SGK Kết nối tri thức
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bài 9 trang 54 SGK Kết nối tri thức
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bài 10 trang 60 SGK Kết nối tri thức
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bài 11 trang 68 SGK Kết nối tri thức
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bài 12 trang 75 SGK Kết nối tri thức