Giải hoạt động thực hành – Bài 14B: Búp bê của ai? — Không quảng cáo

Giải sách VNEN Tiếng Việt lớp 4 tập 1, tập 2 Bài 14B: Búp bê của ai?


B. Hoạt động thực hành - Bài 14B: Búp bê của ai?

Giải bài 14B: Búp bê của ai? phần hoạt động thực hành trang 151, 152, 153, 154 sách VNEN tiếng việt 4 với lời giải dễ hiểu

Câu 1

Nghe thầy cô kể câu chuyện Búp bê của ai?

Câu 2

Dựa vào các câu chuyện đã nghe, tìm lời thuyết minh dưới tranh phù hợp với mỗi bức tranh sau:

Phương pháp giải:

Con quan sát hoạt động, trạng thái của mỗi nhân vật trong từng bức tranh rồi kể lại.

Lời giải chi tiết:

Tranh 1: e) Mùa đông, không có váy áo, búp bê bị lạnh cóng nên tủi thân khóc

Tranh 2: c) Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác.

Tranh 3: a) Đêm tối, búp bê bỏ cô chủ đi ra phố.

Tranh 4: g) Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê nằm trong đống lá khô.

Tranh 5: b) Cô bé may váy mới cho búp bê.

Tranh 6: d) Búp bê sống hạnh phúc trong tình yêu thương của cô chủ mới.

Câu 3

Kể lại câu chuyện Búp bê của ai ?

Lời giải chi tiết:

Nga là cô bé ham chơi và chóng chán. Dạo hè, Nga đòi bằng được mẹ mua cho một con búp bê khá đẹp. Nhưng chơi được ít lâu Nga đã bỏ mặc búp bê trên nóc tủ cùng với các đồ chơi khác cho bụi bám.

Trời trở rét, búp bê chỉ có độc nhất một chiếc quần lót. Bộ váy của búp bê đã bị Nga nghịch lột ra, vứt đi đâu không rõ. Một đêm, lạnh quá, búp bê khóc thút thít. Chị Lật Đật tròn xoay đang ngủ, tỉnh dậy hỏi:

- Sao em khóc?

- Em không có áo quần. Em rét lắm. Còn chị, may mà mũ áo gắn liền với người nên chị Nga không tháo ra được.

- Cô ấy tệ thật - Chị Lật Đật chép miệng - Cô ta bắt bọn mình làm trò vui, nhưng chẳng bao giờ chú ý tới chúng mình.

Búp bê nức nở:

- Em không muốn sống với chị ấy nữa. Em đi đây.

Nói đoạn, búp bê tụt xuống khỏi tủ, tìm cách leo lên tường, chui qua lỗ thông hơi trên cửa ra vào, nhảy ra phố. Chị Lật Đật gọi lại thế nào cũng không được. Chị gọi Nga. Nhưng Nga vẫn ngủ vùi trong chăn. Chị Lật Đật tiếc rằng mình tròn xoay, không có chân. Nếu có, chị cũng sẽ bỏ đi nốt.

Sáng hôm sau, Nga mới thức dậy. Nhìn về phía tủ thấy trống trơn. Nga kêu rầm lên: “Ai lấy búp bê của con rồi?” Mẹ bảo Nga hãy chịu khó tìm búp bê ở góc tủ, trong gầm giường. Nga miễn cưỡng làm theo. Nhưng còn tìm đâu ra búp bê nữa!

Đêm hôm trước, thoát được ra ngoài búp bê sung sướng quá, chạy một mạch sang phố bên. Nhưng đêm tối, trời lạnh, không thể đi tiếp được, búp bê phải tìm đến một gốc cây to, chui vào đống lá khô ai đã quét vun lại để trốn rét. Sáng hôm sau, có một cô bé đi ngang qua nom thấy búp bê trong đống lá, reo lên:

- Ôi con búp bê xinh quá, ai vứt đi thế này, hoài của.

Hỏi mấy nhà xung quanh không có ai nhận, cô bé ôm búp bê về, lau rửa cẩn thận. Cô bảo:

- Búp bê sao không có áo? Tội nghiệp, chị sẽ may váy áo cho em.

Thế rồi, ngay tối đó, cô bé hí hoáy cắt may cho búp bê một bộ váy áo rất đẹp. Rồi cô ôm cả búp bê đi ngủ. Trong vòng tay âu yếm của cô, dưới chăn len ấm áp, búp bê vô cùng sung sướng. Nó thỏ thẻ bên tai cô bé đang mơ màng trong giấc ngủ:

- Chị ơi. Em muốn ở với chị suốt đời.

Câu 4

Tìm hiểu thế nào là miêu tả

a) Đoạn văn sau miêu tả những sự vật nào?

Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.

(Trần Hoài Dương)

b) Viết vào phiếu học tập những điều em hình dung được về các sự vật theo lời miêu tả:

c) Qua những nét miêu tả trên, em thấy tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào?

- Để tả màu sắc, hình dáng, chuyển động của lá cây sồi, cây cơm nguội, tác giả quan sát bằng giác quan nào?

- Để tả được chuyển động của dòng nước, tác giả phải quan sát bằng những giác quan nào?

Lời giải chi tiết:

a) Đoạn văn đã miêu tả: Cây sòi, lá sòi, cây cơm nguội, những chiếc lá, lạch nước, tảng đá, gốc cây.

b)

c) Qua đoạn văn miêu tả trên, em thấy tác giả đã 1quan sát sự vật bằng những giác quan như:

- Tác giả quan sát bằng mắt để tả màu sắc, hình dáng, chuyển động của lá cây sòi, cây cơm nguội.

- Tác giả quan sát bằng mắt và tai để tả chuyển động của dòng nước.

Ghi nhớ:

Câu 5

Tìm những câu văn miêu tả trong bài Chú đất Nung.

Lời giải chi tiết:

"Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son"

Câu 6

Tập viết câu văn miêu tả:

Em đọc đoạn trích bài thơ sau:

-  Chọn một hình ảnh em thích trong bài.

- Viết vào vở (hoặc giấy nháp) 1 - 2 câu tả hình ảnh đó.

Lời giải chi tiết:

- Em thích hình ảnh:

Cây dừa

Sải tay

Bơi

Ngọn mùng tơi

Nhảy múa…

- Viết câu miêu tả hình ảnh đó:

Cây dừa ngoài ngõ oằn mình theo chiều gió. Lá dừa như những cánh tay người đang sải bơi giữa dòng nước trắng xóa, mênh mông.


Cùng chủ đề:

Giải hoạt động thực hành – Bài 12C: Những vẻ đẹp đi cùng năm tháng
Giải hoạt động thực hành – Bài 13A: Vượt lên thử thách
Giải hoạt động thực hành – Bài 13B: Kiên trì và nhẫn nại
Giải hoạt động thực hành – Bài 13C: Mỗi câu chuyện nói với chúng ta điều gì?
Giải hoạt động thực hành – Bài 14A: Món quà tuổi thơ
Giải hoạt động thực hành – Bài 14B: Búp bê của ai?
Giải hoạt động thực hành – Bài 14C: Đồ vật quanh em
Giải hoạt động thực hành – Bài 15A: Cánh diều tuổi thơ
Giải hoạt động thực hành – Bài 15B: Con tìm về với mẹ
Giải hoạt động thực hành – Bài 15C: Quan sát đồ vật
Giải hoạt động thực hành – Bài 16A: Trò chơi