Bài 39. Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính trang 189, 190, 191 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
Hiện nay các nhà chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng đang nghiên cứu kĩ thuật để đưa ra những gene quy định tính trạng tốt vào cùng 1 NST. Việc làm này có ý nghĩa gì?
CH tr 189 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 189 SGK KHTN 9 Cánh diều
Hiện nay các nhà chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng đang nghiên cứu kĩ thuật để đưa ra những gene quy định tính trạng tốt vào cùng 1 NST. Việc làm này có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Lý thuyết di truyền liên kết
Lời giải chi tiết:
Việc làm này có ý nghĩa: Nhóm những gene tốt cùng nằm trên 1 NST khi di truyền sẽ di truyền cùng nhau → tạo giống có các đặc tính di truyền tốt luôn đi kèm với nhau.
CH tr 189 CH 1
Trả lời câu hỏi trang 189 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 39.1 và cho biết:
a) Nhận xét sự di truyền của thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn.
b) Vị trí của gen quy định màu sắc thân và chiều dài cánh
c) Cơ thể F1 khi giảm phân tạo ra các loại giao tử nào?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 39.1
Lời giải chi tiết:
a) Thân xám và cánh dài luôn di truyền cùng nhau. Thân đen và cánh cụt luôn di truyền cùng nhau.
b) Gene quy định màu sắc thân và chiều dài cánh luôn cùng nằm trên 1 NST.
c) F1 tạo ra các loại giao tử: BV và bv
CH tr 190 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 190 SGK KHTN 9 Cánh diều
Xét sự di truyền của 2 tính trạng, trội lặn hoàn toàn được quy định bởi hai gene. Hãy phân biệt di truyền liên kết và phân li độc lập bằng cách hoàn thành bảng sau, trong phép lai phân tích của cơ thể dị hợp tử F1.
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng 39.1
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm |
Di truyền liên kết |
Phân li độc lập |
Vị trí của 2 gene trên NST |
Cùng nằm trên 1 NST |
2 gene nằm trên 2 NST |
Số loại giao tử tạo ra ở cơ thể dị hợp F1 |
2 |
4 |
Số loại kiểu hình ở thế hệ con trong phép lai phân tích |
2 |
4 |
Số lượng biến dị tổ hợp ở đời con trong phép lai phân tích |
0 |
2 |
CH tr 190 CH
Trả lời câu hỏi trang 190 SGK KHTN 9 Cánh diều
Hiện tượng di truyền liên kết được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?
Phương pháp giải:
Lý thuyết ứng dụng di truyền liên kết trong thực tiễn
Lời giải chi tiết:
- Ứng dụng trong chọn giống: Chọn giống có những tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
- Làm chỉ thị cho đặc tính của sinh vật giúp phát hiện các thể mang đặc tính quan tâm ở giai đoạn sớm.
CH tr 191 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 191 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 39.2 nêu cơ chế xác định giới tính ở người.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 39.2
Lời giải chi tiết:
- Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.
- Giao tử X của mẹ kết hợp với giao tử (X và Y) của bố tạo ra hợp tử: XX (con gái) và XY (con trai) với tỷ lệ xấp xỉ 1 : 1 → cân bằng giới tính.
CH tr 191 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 191 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 39.3, cho biết giới nào là đồng giao tử, dị giao tử?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 39.3
Lời giải chi tiết:
Giới đồng giao: XX, ZZ
Giới dị giao: X, ZW
CH tr 191 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 191 SGK KHTN 9 Cánh diều
Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính?
Phương pháp giải:
Lý thuyết yếu tố có ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính
Lời giải chi tiết:
Những yếu tố có ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính:
- Yếu tố di truyền
- Yếu tố môi trường
CH tr 191 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 191 SGK KHTN 9 Cánh diều
Trình bày một số thành tựu trong chọn, tạo giống có ứng dụng di truyền liên kết ở địa phương em.
Phương pháp giải:
HS liên hệ địa phương
Lời giải chi tiết:
Bằng phương pháp chọn lọc cá thể đối với các thể đột biến ưu tú, người ta đã tạo ra các giống lúa có tiềm năng năng suất cao như giống lúa DT10, tài nguyên đột biến, nếp thơm TK106..., các giống lúa tẻ cho gạo có mùi thơm như tám thơm đột biến (năm 2000), gạo cho cơm dẻo và ngon như KML-g, DT33, VLD95_19,...