Giải mục 1 trang 6, 7, 8 SGK Toán 8 - Cùng khám phá
Nhiệt độ
Hoạt động 1
Nhiệt độ T(∘C) tại các thời điểm t (giờ) trong ngày 16/10/2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh được cho trong Bảng 5.2.
a) Hãy cho biết nhiệt độ tại Thành phố Hồ Chí Minh lúc 7 giờ, 10 giờ, 16 giờ ngày 16/10/2022.
b) Với mỗi giá trị của t có bao nhiêu giá trị tương ứng của T.
Phương pháp giải:
Quan sát Bảng 5.2 và xác định nhiệt độ tại Thành phố Hồ Chí Minh lúc 7 giờ, 10 giờ, 16 giờ ngày 16/10/2022.
Lời giải chi tiết:
a) Quan sát Bảng 5.2 ta thấy nhiệt độ tại Thành phố Hồ Chí Minh lúc 7 giờ là 23 0 C, lúc 10 giờ là 28 0 C, lúc 16 giờ là 32 0 C.
b) Với mỗi giá trị của t chỉ có 1 giá trị tương ứng của T.
Hoạt động 2
Viết công thức tính diện tích y(cm2) của hình vuông có độ dài cạnh đáy bằng x (cm). Ứng với mỗi giá trị của x, tìm được bao nhiêu giá trị tương ứng của y?
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính diện tích hình vuông để xác định mỗi giá trị của x thì tìm được bao nhiêu giá trị của y.
Lời giải chi tiết:
Diện tích của hình vuông đó là:
y=x.x(cm2)
Vậy ta thấy với mỗi giá trị của x thì chỉ tìm được 1 giá trị của y.
Hoạt động 3
Trong hộp đồ chơi lắp ráp có năm mảnh hình chữ nhật khác nhau. Diện tích S(cm2) và chiều rộng r (cm) của các mảnh hình chữ nhật được thống kê trong Bảng 5.3.
a) Tìm chiều rộng của hình chữ nhật có diện tích S=3(cm2)
b) Tìm chiều rộng của hình chữ nhật có diện tích S=6(cm2)
c) Quan hệ giữa S và r có thỏa mãn điều kiện “cứ mỗi giá trị của S có đúng một giá trị của r” không?
Phương pháp giải:
Dựa vào dữ liệu trong Bảng 5.3 và công thức tính diện tích hình chữ nhật để tìm chiều rộng của hình chữ nhật có diện tích S=3(cm2) và chiều rộng của hình chữ nhật có diện tích S=6(cm2), sau đó đưa ra nhận xét về các giá trị.
Lời giải chi tiết:
a) Quan sát Bảng 5.3 ta thấy chiều rộng của hình chữ nhật có diện tích S=3(cm2) là r=1(cm)
b) Quan sát Bảng 5.3 ta thấy chiều rộng của hình chữ nhật có diện tích S=6(cm2) là r=2(cm)
c) Qua đó ta thấy cứ mỗi một giá trị của S thì cho ra đúng một giá trị của r.
Luyện tập 1
Quan hệ giữa hai đại lượng x,y được biểu diễn bởi sáu điểm cho trên mặt phẳng tọa độ ở Hình 5.9.
a) Tìm số thích hợp cho ô trống trong Bảng 5.6, với (x;y) là tọa độ của các điểm đã cho
b) Đại lượng y có là hàm số của đại lượng x không?
Phương pháp giải:
Dựa vào cách xác định tọa độ trong mặt phẳng tọa độ để điền vào Bảng 5.6.
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y.
Lời giải chi tiết:
a) Dựa vào các tọa độ trong Hình 5.9, ta có Bảng 5.6 như sau:
b) Quan sát Bảng 5.6 ta thấy mỗi giá trị của x luôn luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y nên y được gọi là hàm số của x và x được gọi là biến số.
Vận dụng 1
Số tiền y (nghìn đồng) khách hàng phải thanh toán khi di chuyển quãng đường x (km) bằng taxi của hãng A cho bởi công thức y=f(x)=13x+10.
a) Đại lượng y có là hàm số của đại lượng x không?
b) Tính f(5). Giá trị này cho biết điều gì?
Phương pháp giải:
Xác định xem mỗi giá trị của x ta có luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y không bằng cách thay giá trị x bất kì vào y nếu giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì đại lượng y chính là hàm số của đại lượng x.
Thay x=5 vào công thức y=f(x)=13x+10. Sau đó cho biết giá trị y.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có công thức: y=f(x)=13x+10.
Với x=1 thì y=23
Với x=2 thì y=26
Với x=3 thì y=49
Vậy ta thấy với mỗi giá trị của x thì ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng y nên y được gọi là hàm số của x và x là biến của y.
b) Thay x=5 vào công thức y=f(x)=13x+10. Ta có:
y=13.5+10=>y=75
Với giá trị này cho ta biết số tiền mà khách hàng phải thanh toán khi di chuyển quãng đường 5 km bằng xe taxi của hãng A là 75 nghìn đồng.