Loading [MathJax]/jax/output/CommonHTML/jax.js

Giải mục 2 trang 10, 11 Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Giải chuyên đề học tập Toán lớp 11 Kết nối tri thức Bài 2. Phép tịnh tiến Chuyên đề học tập Toán 11 kết nối


Giải mục 2 trang 10, 11 Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức

Phép tịnh tiến biến Tu iến M thành M', N thành N' (H.1.7).

Hoạt động 2

Phép tịnh tiến biến Tu iến M thành M', N thành N' (H.1.7).

a) Có nhận xét gì về MM+MM và MN+NN

b) Tìm mối quan hệ giữa hai vectơ MN và  MN.

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ, áp dụng quy tắc 3 điểm điểm làm.

Lời giải chi tiết:

a) Phép tịnh tiến Tu biến điểm M thành M' thì MM=u và biến N thành N' thì NN=u.

Ta có: MM+MN=u+MNMN+NN=MN+u

Do đó, MM+MN=MN+NN

b) Theo quy tắc ba điểm ta có: MN=MM+MNMN=MN+NN

Mà theo câu a) ta có: MM+MN=MN+NN

Do đó, MN=MN

Luyện tập 2

Cho đường tròn (O; R) và điểm O' khác điểm O. Với mỗi điểm M thuộc (O; R) sao cho O, O', M không thẳng hàng, vẽ hình bình hành MOO'M'. Hỏi khi M thay đổi trên (O; R) thì M' thay đổi trên đường nào?

Phương pháp giải:

Vẽ hình và chứng minh M’ thay đổi trên trên đường tròn (O'; R) là ảnh của (O; R) qua phép tịnh tiến theo vectơ OO.

Lời giải chi tiết:

Ta có: MOO'M' là hình bình hành nên OM=OM và  OO=MM

Vì OM = R nên OM=|OM|=|OM|=OM=R , R cố định nên O' luôn cách M' một khoảng không đổi bằng R.

Do O, O' cố định và OO=MM nên phép tịnh tiến theo vectơ  OO biến điểm M thành điểm M'. Suy ra nếu M thay đổi trên (O; R) thì M' luôn là ảnh của điểm M qua phép tịnh tiến theo vectơ OO.

Lại có phép tịnh tiến theo vectơ OO biến đường tròn (O; R) thành đường tròn có bán kính là R và có tâm là ảnh của tâm O qua phép tịnh tiến theo vectơ OO hay chính là điểm O'. Điều này có nghĩa là đường tròn (O'; R) là ảnh của đường tròn (O; R) qua phép tịnh tiến theo vectơ OO.

Mà O'M' = R không đổi nên M' luôn thuộc đường tròn (O'; R).

Vậy khi M thay đổi trên (O; R) thì M' thay đổi trên đường tròn (O'; R) là ảnh của (O; R) qua phép tịnh tiến theo vectơ OO.

Vận dụng 2

Trong việc lát mặt phẳng bởi các tam giác đều bằng nhau như được thể hiện trong Hình 1.10, phép tịnh tiến theo vectơ u có biến mỗi viên gạch màu xanh thành một viên gạch màu xanh, mỗi viên gạch màu đỏ thành một viên gạch màu đỏ hay không?

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ, dựa vào định nghĩa: Cho vectơ  u. Phép hiến hình biến mỗi điểm M thành điểm M’ sao cho MM=u gọi là phép tịnh tiến theo u, kí hiệu Tu. Vectơ u được gọi là vectơ  tịnh tiến.

Lời giải chi tiết:

Đặt một số điểm như hình vẽ.

Ta thấy:  HE=u,CD=u,EF=u nên phép tịnh tiến Tu biến các điểm H, C, E tương ứng thành E, D, F. Do đó, Tu biến tam giác HCE thành tam giác EDF hay phép tịnh tiến theo vectơ u biến một viên gạch màu xanh thành một viên gạch màu xanh. Đối với các viên gạch màu xanh khác, thực hiện tương tự. Vậy phép tịnh tiến theo vectơ u biến mỗi viên gạch màu xanh thành một viên gạch màu xanh. Ta cũng có: CD=u,DG=u,EF=u  nên phép tịnh tiến Tu biến các điểm C, D, E tương ứng thành D, G, F. Do đó, Tu biến tam giác CDE thành tam giác DGF hay phép tịnh tiến theo vectơ u biến một viên gạch màu đỏ thành một viên gạch màu đỏ. Đối với các viên gạch màu đỏ khác, thực hiện tương tự. Vậy phép tịnh tiến theo vectơ u biến mỗi viên gạch màu đỏ thành một viên gạch màu đỏ.


Cùng chủ đề:

Giải mục 1 trang 41, 42 Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 46 Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 53, 54 Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức
Giải mục 1 trang 68, 69, 70, 71, 72 Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức
Giải mục 2 trang 6, 7, 8 Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức
Giải mục 2 trang 10, 11 Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức
Giải mục 2 trang 14, 15 Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức
Giải mục 2 trang 17, 18 Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức
Giải mục 2 trang 27, 28, 29 Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức
Giải mục 2 trang 37, 38 Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức
Giải mục 2 trang 43, 44 Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức