Giải mục 2 trang 31, 32 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá
a) Tết trồng cây năm ngoái, chi đoàn Hải Bình trồng được a cây, chi đoàn Tân Phú trồng được b cây, ít hơn so với chi đoàn Hải Bình. Viết bất đẳng thức so sánh a và b. b) Số cây do chi đoàn Hải Bình trồng được năm ngoái được biểu diễn bằng một điểm màu xanh trên trục số ở Hình 2.1 (mỗi khoảng cách ứng với 1 đơn vị). Hãy vẽ lại Hình 2.1 và biểu diễn điểm b trên trục số bằng một điểm màu xanh khác, biết rằng năm ngoái chi đoàn Tân Phú trồng được ít hơn 4 cây so với chi đoàn Hải Bình. c) Năm na
HĐ2
Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 31 SGK Toán 9 Cùng khám phá
a) Tết trồng cây năm ngoái, chi đoàn Hải Bình trồng được a cây, chi đoàn Tân Phú trồng được b cây, ít hơn so với chi đoàn Hải Bình. Viết bất đẳng thức so sánh a và b.
b) Số cây do chi đoàn Hải Bình trồng được năm ngoái được biểu diễn bằng một điểm màu xanh trên trục số ở Hình 2.1 (mỗi khoảng cách ứng với 1 đơn vị). Hãy vẽ lại Hình 2.1 và biểu diễn điểm b trên trục số bằng một điểm màu xanh khác, biết rằng năm ngoái chi đoàn Tân Phú trồng được ít hơn 4 cây so với chi đoàn Hải Bình.
c) Năm nay mỗi chi đoàn đều trồng được nhiều hơn 3 cây so với năm ngoái. Dùng các điểm màu đỏ để biểu diễn số cây mỗi chi đoàn trồng được năm nay trên trục số vẽ ở câu b. Dựa vào trục số, viết bất đẳng thức so sánh số cây mà hai chi đoàn trồng được năm nay.
Phương pháp giải:
Dựa vào định nghĩa bất đẳng thức để giải bài toán.
Lời giải chi tiết:
a) Bất đẳng thức so sánh a và b là: \(a > b\).
b)
c)
Đẳng thức so sánh số cây mà hai chi đoàn trồng được năm nay là: \(a + 3 > b + 3\).
LT2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 32 SGK Toán 9 Cùng khám phá
a) Biết rằng \(a + 12,5 > b + 12,5\). Hãy so sánh \(a\) và \(b\).
b) Cho biết \(1,4 < \sqrt 2 < 1,5\). Chứng minh rằng \( - 5,6 < \sqrt 2 - 7 < - 5,5\).
Phương pháp giải:
Giữa vào liên hệ giữa thứ tự và phép cộng để so sánh.
Lời giải chi tiết:
a) Ta biết rằng \(a + 12,5 > b + 12,5\). Cộng \(\left( { - 12,5} \right)\) vào hai vế của bất đẳng thứ này, ta được bất đẳng thức cùng chiều, nghĩa là: \(a > b\).
b) Ta biết rằng \(1,4 < \sqrt 2 \). Cộng \(\left( { - 7} \right)\) vào hai vế của bất đẳng thức này, ta được bất đẳng thức cùng chiều, nghĩa là: \( - 5,6 < \sqrt 2 - 7\).
Ta biết rằng \(\sqrt 2 < 1,5\). Cộng \(\left( { - 7} \right)\) vào hai vế của bất đẳng thức này, ta được bất đẳng thức cùng chiều, nghĩa là \(\sqrt 2 - 7 < - 5,5\).
Vậy \( - 5,6 < \sqrt 2 - 7 < - 5,5\).
VD3
Trả lời câu hỏi Vận dụng 3 trang 32 SGK Toán 9 Cùng khám phá
So sánh \({x^2} + 25\) với 25, với \(x\) là số thực tùy ý.
Phương pháp giải:
Dựa vào liên hệ giữa thứ tự và phép cộng để giải bài toán.
Lời giải chi tiết:
Ta biết rằng \({x^2} \ge 0\). Cộng 25 vào hai vế của bất đẳng thức này, ta được bất đẳng thức cùng chiều, nghĩa là \({x^2} + 25 \ge 25\).