Giải mục 3 trang 12, 13, 14 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá
Xét hệ phương trình: {x−2y=1(1)−3x+5y=−4.(2) a) Từ phương trình (1) của hệ, biểu diễn x theo y rồi thế vào phương trình (2) để được một phương trình mới (chỉ còn một ẩn y). b) Giải phương trình chỉ còn một ẩn y ở câu a. c) Thay giá trị của y tìm được trong câu b vào phương trình biểu diễn x theo y trong câu a để tìm giá trị của x. Kiểm
HĐ5
Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 12 SGK Toán 9 Cùng khám phá
Xét hệ phương trình:
{x−2y=1(1)−3x+5y=−4.(2)
a) Từ phương trình (1) của hệ, biểu diễn x theo y rồi thế vào phương trình (2) để được một phương trình mới (chỉ còn một ẩn y).
b) Giải phương trình chỉ còn một ẩn y ở câu a.
c) Thay giá trị của y tìm được trong câu b vào phương trình biểu diễn x theo y trong câu a để tìm giá trị của x. Kiểm tra xem cặp (x;y) vừa tìm được có phải là nghiệm của hệ phương trình đã cho không.
Phương pháp giải:
Thực hiện từng bước theo yêu cầu bài toán để giải hệ phương trình.
Lời giải chi tiết:
a) Từ phương trình thứ nhất, biểu diễn x theo y ta có x=2y+1 (3).
Thế x=2y+1 vào phương trình thứ hai ta được:
−3(2y+1)+5y=−4.
b) Giải phương trình:
−3(2y+1)+5y=−4−6y−3+5y=−4−y=−1y=1.
c) Thay giá trị y=1 vào (3) ta được:
x=2.1+1=3.
Vì 3−2.1=1 nên cặp số (3;1) là nghiệm của phương trình x−2y=1.
Vì −3.3+5.1=−4 nên cặp số (3;1) là nghiệm của phương trình −3x+5y=−4.
Vậy cặp (x;y)=(3;1) là nghiệm của hệ phương trình đã cho.
LT6
Trả lời câu hỏi Luyện tập 6 trang 14 SGK Toán 9 Cùng khám phá
Giải các hệ phương trình sau:
a) {2x−y=37x+3y=4;
b) {4x+y=−312x+3y=−9;
c) {x−5y=−4−4x+20y=15.
Phương pháp giải:
Thực hiện từng bước của giải hệ phương trình bằng phương pháp thế để giải hệ phương trình.
Lời giải chi tiết:
a) {2x−y=3(1)7x+3y=4(2)
Từ phương trình thứ nhất, biểu diễn y theo x ta có y=2x−3. Thế y=2x−3 vào phương trình thứ hai, ta được:
7x+3.(2x−3)=47x+6x−9=413x=13x=1.
Thay x=1 vào phương trình y=2x−3, ta tìm được y=−1.
Vậy hệ đã cho có nghiệm duy nhất là (1;−1).
b) {4x+y=−3(1)12x+3y=−9(2).
Từ phương trình thứ nhất, biểu diễn y theo x ta có y=−3−4x. Thế y=−3−4x vào phương trình thứ hai, ta được:
12x+3.(−3−4x)=−9 hay 0x=0.
Mọi x∈R đều là nghiệm của phương trình này. Vậy hệ đã cho có vô số nghiệm (x;y) với {x∈Ry=−3−4x.
c) {x−5y=−4−4x+20y=15.
Từ phương trình thứ nhất, biểu diễn x theo y ta có x=5y−4. Thế x=5y−4 vào phương trình thứ hai, ta được:
−4.(5y−4)+20y=15 hay 0y=21.
Phương trình này không có nghiệm y. Vậy hệ đã cho vô nghiệm.