Giải mục 3 trang 13, 14 SGK Toán 8 tập 1 - Cánh diều
a) Tính tích:
HĐ 3
a) Tính tích: 3x2.8x4
b) Nêu quy tắc nhân hai đơn thức cùng một biến
Phương pháp giải:
Ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau.
Lời giải chi tiết:
a) 3x2.8x4=(3.8).(x2.x4)=24x6
b) Quy tắc nhân hai đơn thức cùng một biến: ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau.
LT 3
Tính tích của hai đơn thức: x3y7 và −2x5y3.
Phương pháp giải:
Thực hiện theo quy tắc nhân hai đơn thức có nhiều biến.
Lời giải chi tiết:
Ta có: (x3y7).(−2x5y3)=(−2).(x3.x5).(y7.y3)=−2x8.y10
HĐ 4
a) Tính tích: (11x3).(x2−x+1)
b) Nêu quy tắc nhân đơn thức với đa thức trong trường hợp một biến
Phương pháp giải:
Ta nhân đơn thức 11x3 với từng đơn thức của đa thức: (x2−x+1).
Lời giải chi tiết:
a) (11x3).(x2−x+1)=(11x3).(x2)+(11x3).(−x)+(11x3).1=11x5−11x4+11x3
b) Quy tắc nhân đơn thức với đa thức trong trường hợp một biến: ta lấy đơn thức nhân với từng đơn thức của đa thức rồi cộng các kết quả với nhau.
LT 4
Tính tích: (−12xy).(8x2−5xy+2y2).
Phương pháp giải:
Thực hiện theo quy tắc nhân đơn thức với đa thức có nhiều biến.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có:
(−12xy).(8x2−5xy+2y2)=(−12xy).8x2+(−12xy).(−5xy)+(−12xy)(2y2)=−4x3y+52x2y2−xy3
b) Quy tắc nhân hâi đa thức trong trường hợp một biến: ta lấy đơn thức của đa thức này nhân với từng đơn thức của đa thức kia rồi cộng các kết quả với nhau.
HĐ 5
a) Tính tích: (x+1).(x2−x+1)
b) Nêu quy tắc nhân hai đa thức trong trường hợp một biến.
Phương pháp giải:
Ta nhân mỗi đơn thức của đa thức (x +1) với từng đơn thức của đa thức (x2−x+1).
Lời giải chi tiết:
a) Ta có:
(x+1).(x2−x+1)=x3−x2+x+x2−x+1=x3+(x2−x2)+(x−x)+1=x3+1
b) Quy tắc nhân hai đa thức trong trường hợp một biến: ta lấy đơn thức của đa thức này nhân với từng đơn thức của đa thức kia rồi cộng các kết quả với nhau.
LT 5
Tính: (x−y)(x−y)
Phương pháp giải:
Thực hiện theo quy tắc nhân đa thức với đa thức trong trường hợp nhiều biến.
Lời giải chi tiết:
Ta có:
(x−y).(x−y)=x.x−x.y−y.x+y.y=x2−xy−xy+y2=x2−2xy+y2