Giải Nói và nghe trang 52 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
Vẽ sơ đồ tóm tắt quy trình thực hiện cuộc khảo luận về một vấn đề trong đời sống.
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 52 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo
Vẽ sơ đồ tóm tắt quy trình thực hiện cuộc khảo luận về một vấn đề trong đời sống.
Phương pháp giải:
Đọc lại SGK/82 và vẽ sơ đồ
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 52 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo
Thực hiện đề bài sau:
Đề bài: Buổi sinh hoạt cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp em tổ chức buổi thảo luận với chủ đề “Góc nhìn tuổi trẻ về các vấn đề trong đời sống”. Hãy chọn một vấn đề trong đời sống mà quan tâm, chuẩn bị ý kiến để tham gia vào buổi thảo luận của lớp.
Phương pháp giải:
Đọc lại Tri thức SGK/81 và thực hiện yêu cầu
Lời giải chi tiết:
Bước 1: Chuẩn bị
- Thành lập nhóm (khoảng sáu thành viên/ nhóm), bầu nhóm trưởng, thư kí và phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
- Xác định vấn đề trong đời sống cần thảo luận nhóm, ví dụ: vấn đề bạo lực trong nhà trường, vấn đề gian lận trong thi cử, vấn đề vi phạm Luật Giao thông....
- Thống nhất mục tiêu, thời gian thảo luận bằng cách trả lời các câu hỏi: Nhóm thảo luận về vấn đề này để làm gì? Mỗi thành viên được trình bày trong bao lâu? Cả nhóm có thời gian bao lâu để thảo luận trong các nhóm nhỏ?
- Xác định đối tượng người nghe, hình thức trình bày bằng cách trả lời các câu hỏi: Người nghe trong buổi sinh hoạt lớp là những ai? Họ đã biết gì về vấn đề thảo luận? Nên trình bày ý kiến như thế nào cho dễ hiểu, phù hợp với đối tượng người nghe đó? Nên thảo luận ra sao để đảm bảo thời gian thảo luận cho phép?
- Chuẩn bị nội dung thảo luận: Mỗi thành viên tìm tài liệu, chuẩn bị ý kiến, lí lẽ, bằng chứng về vấn đề đời sống cần thảo luận; dự kiến các ý kiến trái chiều và nội dung phản hồi bằng cách điền vào Phiếu chuẩn bị thảo luận nhóm (tham khảo phiếu ở Bài 1 – Thương nhớ quê hương, Ngữ văn 9, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo).
Bước 2: Thảo luận
Vận dụng các kĩ năng thảo luận trong nhóm nhỏ và thảo luận giữa các nhóm đã học ở Bài 1 để tiến hành thảo luận.
Bước 3: Suy ngẫm và rút kinh nghiệm
- Nêu những điều bản thân, nhóm đã làm tốt và chưa tốt (dựa trên những hướng dẫn thảo luận ở bước 2).
- Nêu một số bài học kinh nghiệm về cách trình bày ý kiến, cách thảo luận, tranh luận để lần sau thảo luận hiệu quả hơn.