Giải Nói và nghe trang 94 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
Để trình bày hiệu quả ý kiến của cá nhân về một sự việc có tính thời sự, em cần chú ý (những) thao tác nào? Hãy lí giải cụ thể về sự lựa chọn của em.
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 SBT trang 94 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Để trình bày hiệu quả ý kiến của cá nhân về một sự việc có tính thời sự, em cần chú ý (những) thao tác nào? Hãy lí giải cụ thể về sự lựa chọn của em.
Phương pháp giải:
Xem lại nội dung hướng dẫn cách thức trình bày hiệu quả ý kiến cá nhân về một sự việc có tính thời sự trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Để lí giải cho sự lựa chọn của mình, em có thể dựa trên tính chất cần thiết/ mức độ quan trọng của thao tác trong quá trình thực hiện kĩ năng trình bày hoặc ý nghĩa của thao tác đối với chính kinh nghiệm của bản thân. Chẳng hạn như việc tìm ý, lập dàn ý cho đề tài mà cá nhân sẽ trình bày đóng vai trò rất quan trọng vì nếu không có sự chuẩn bị tốt về luận điểm, lí lẽ, bằng chứng thì sẽ rất khó khăn trong việc thuyết phục người khác nghe và tin theo ý kiến của mình. Hoặc ở bước trao đổi, đánh giá, việc lắng nghe và ghi nhận câu hỏi của người nghe, trao đổi lại với thái độ nhã nhặn, lịch sự không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ nội dung và mong muốn của người nghe mà còn góp phần duy trì không khí lịch sự trong quá trình trao đổi, từ đó cũng giúp người nghe dễ chấp nhận và đồng ý với những ý kiến/ quan điểm của mình hơn,...
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 SBT trang 94 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Theo em, để nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến, thao tác nào là quan trọng nhất? Vì sao em lại xác định như vậy?
Phương pháp giải:
Xem lại nội dung hướng dẫn cách thức nghe và nhận biết tỉnh thuyết phục của một ý kiến trong SGK
Lời giải chi tiết:
Tham khảo: Theo em, để nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến, việc lắng nghe kết hợp với việc ghi chép tóm tắt nội dung chính của bài nói và (những) ý tưởng, câu hỏi muốn trao đổi rất quan trọng vì nó sẽ giúp em có cơ sở, căn cứ tiến hành trao đổi, chia sẻ với các bạn khác sau khi nghe.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 SBT trang 94 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Thực hiện theo nhóm những nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ nói: Trình bày ý kiến của em với các bạn trong nhóm về một trong những sự việc có tính thời sự liên quan đến đời sống học đường, lứa tuổi học sinh, chẳng hạn như:
- Làm thế nào để giải quyết vấn nạn bạo lực học đường hiện nay?
- Cách thức để tạo ra một trường học hạnh phúc là gì?
- Nên hay không nên tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến giới tính ở lứa tuổi dậy thì?
- Nên hay không nên trao đổi về tình yêu tuổi học trò với cha mẹ?
Nhiệm vụ nghe: Nghe, tóm tắt phần trình bày của bạn và nhận xét về tính thuyết phục của (những) ý kiến mà bạn đã đưa ra, chỉ ra những hạn chế (nếu có) về lập luận, bằng chứng.
Phương pháp giải:
Dựa vào hướng dẫn quy trình Nói và nghe SGK/ 27, 135
Lời giải chi tiết:
Vấn đề: Làm thế nào để giải quyết vấn nạn bạo lực học đường hiện nay?
Trong vai trò người nói
Bước 1: Chuẩn bị trước khi nói
* Trả lời các câu hỏi
- Đề tài bài nói là gì?
Làm thế nào để giải quyết vấn nạn bạo lực học đường hiện nay?
- Mục đích bài nói là gì?
Đưa ra được giải pháp giải quyết vấn nạn bạo lực học đường hiện nay.
- Người nghe là ai?
Bạn bè, thầy cô
- Em sẽ trình bày bài nói ở đâu và trong thời gian bao lâu?
+ Địa điểm: lớp học
+ Thời gian: 3 - 5 phút
-> Chọn cách nói phù hợp, thuyết phục
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
+ Vấn nạn bạo lực học đường đang diễn ra như thế nào?
+ Vấn nạn bạo lực học đường đến từ đâu?
+ Làm thế nào để giải quyết vấn nạn này?
- Lập dàn ý
+ Mở đầu: Giới thiệu vấn đề bạo lực học đường, chỉ ra tầm quan trọng của việc giải quyết vấn nạn này.
+ Trình bày
> Nguyên nhân:
- Yếu tố tâm lý: áp lực học tập
- Yếu tố môi trường: gia đình, nhà trường
- Yếu tố xã hội: ảnh hưởng từ truyền thông, phim ảnh
> Giải pháp giải quyết vấn nạn bạo lực học đường
- Nâng cao nhận thức: tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm cho học sinh và giáo viên, phát động các chiến dịch truyền thông trong trường.
- Xây dựng môi trường học tập an toàn
- Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường
- Xử lí kịp thời và nghiêm khắc các hành vi bạo lực
+ Kết thúc
Bước 3: Luyện tập, trình bày
- Chào hỏi người nghe, tự giới thiệu về bản thân
- Trình bày dựa vào dàn ý đã chuẩn bị, giới thiệu ý chính của bài nói để người nghe theo dõi.
- Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với văn nói.
- Tương tác tích cực với người nghe.
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
- Lắng nghe và ghi nhận câu hỏi của người nghe, trao đổi lại với thái độ nhã nhặn, lịch sự; bày tỏ quan điểm của mình nhưng cần tôn trọng sự khác biệt về quan điểm với người nghe.
- Sử dụng Bảng kiểm kĩ năng trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự ở Bài 6 để đánh giá kĩ năng trình bày của bản thân và bạn cùng nhóm.
Tiêu chí |
Đạt |
Chưa đạt |
Bài trình bày có đủ các phần mở đầu, nội dung chính, kết thúc |
||
Mở đầu thu hút |
||
Kết thúc ấn tượng |
||
Chọn sự việc có tính thời sự để trình bày |
||
Nêu rõ ý kiến đồng tình/ phản đối về sự việc |
||
Đưa ra lí lẽ, bằng chứng phù hợp, thuyết phục để làm sáng tỏ ý kiến |
||
Nêu bài học rút ra từ sự việc một cách thuyết phục |
||
Kết hợp hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ |
||
Trả lời lịch sự, thỏa đáng câu hỏi và các ý kiến phản biện của người nghe |
||
Trình bày tự tin, nói năng lưu loát |
||
Đảm bảo thời gian quy định |
Trong vai trò người nghe
Bước 1: Chuẩn bị trước khi nghe
- Tìm hiểu trước nội dung bài thuyết trình sẽ nghe để chủ động trong quá trình ghi chép, trao đổi.
- Chuẩn bị dụng cụ cần thiết (bút, sổ tay…)
Bước 2: Nghe, tóm tắt nội dung được trình bày
- Lắng nghe, ghi tóm tắt nội dung chính của bài nói.
- Ghi những ý tưởng, câu hỏi muốn trao đổi với người trình bày.
Bước 3: Đọc lại, chỉnh sửa và chia sẻ
- Đọc lại phần ghi chép, trao đổi với các bạn và điều chỉnh, bổ sung (nếu cần).
- Chỉ ra ưu điểm của bài trình bày, nêu những nội dung cần được làm rõ, những hạn chế về lập luận, bằng chứng (nếu có).
- Tự đánh giá kĩ năng nghe của bản thân và các bạn trong cùng nhóm/ lớp dựa vào bảng kiểm sau
Bảng kiểm kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
Tiêu chí |
Đạt |
Chưa đạt |
Chuẩn bị trước khi nghe |
Xác định mục đích nghe |
|
Tìm hiểu trước chủ đề bài thuyết trình |
||
Nghe và ghi chép |
Nhận biết được tính thuyết phục của ý kiến và hạn chế của lập luận (nếu có) |
|
Ghi được (những) câu hỏi cần trao đổi với người trình ý bày ý kiến |
||
Ghi được ý chính của ý kiến |