Giải phần C. Vận dụng phát triển trang 39 Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2 — Không quảng cáo

Giải bài tập phát triển năng lực Toán lớp 4 Tuần 29: Luyện tập chung về tìm hai số khi biết tổng và


Giải phần C. Vận dụng phát triển trang 39 Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2

Lúc nghỉ ngơi, nhịp tim của một người bình thường bằng 3/2 nhịp tim. Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam

Câu 9

Lúc nghỉ ngơi, nhịp tim của một người bình thường bằng $\frac{3}{2}$ nhịp tim của vận động viên chuyên nghiệp và đập nhanh hơn nhịp tim của vận động viên chuyên nghiệp là 20 nhịp/phút. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nhịp tim lúc nghỉ ngơi càng cao thì sức khoẻ của người đó càng thấp.

a) Tính nhịp tim của người bình thường và vận động viên chuyên nghiệp lúc nghỉ ngơi.

b) Em tự đếm nhịp tim của mình khi nghỉ ngơi bằng cách bắt mạch ở cổ tay và đếm (trong 60 giây) sẽ được nhịp tim trong một phút. Nêu một bài toán tương tự câu a) với nhịp tim của em và một người bạn.

Phương pháp giải:

1. Vẽ sơ đồ

2. Tìm hiệu số phần bằng nhau.

3. Tìm nhịp tim của người bình thường = giá trị một phần nhân với số phần

4. Tìm nhịp tim của vận động viên chuyên nghiệp lúc nghỉ ngơi = giá trị một phần nhân với số phần

Lời giải chi tiết:

a)

Theo sơ đồ, ta có hiệu số phần bằng nhau là:

3 – 2 = 1 (phần)

Nhịp tim của người bình thường là:

20 : 1 x 3 = 60 (nhịp/phút)

Nhịp tim của vận động viên là:

60 – 20 = 40 (nhịp/phút)

b) Nhịp tim của em là: 55 nhịp/phút; nhịp tim của bạn là 50 nhịp/phút.

Bài toán tương tự : Lúc nghỉ ngơi, nhịp tim của em bằng $\frac{{11}}{{10}}$ nhịp tim của bạn An và đập nhanh hơn nhịp tim của bạn An là 5 nhịp/phút. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nhịp tim lúc nghỉ ngơi càng cao thì sức khoẻ của người đó càng thấp. Tính nhịp tim của em và của bạn An lúc nghỉ ngơi.

Câu 10

Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Đây là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, tiêu biểu là khu di tích lịch sử cách mạng Pác Bó.

Phần lớn các dân tộc đang sinh sống ở Cao Bằng là Tày, Nùng, H’Mông, ... Theo thống kê, cứ 1 người H’Mông thì có khoảng 3 người Nùng, 4 người Tày. Biết số người Nùng nhiều hơn HMông 102 450 người. Tính số người mỗi dân tộc H’Mông, Nùng, Tày ở Cao Bằng.

Phương pháp giải:

1. Vẽ sơ đồ: Biểu diễn số người mỗi dân tộc HMông, Nùng, Tày theo tỉ số.

2. Tìm hiệu số phần bằng nhau của dân tộc H’Mông và Nùng.

3. Tìm số người của dân tộc H’Mông (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số người của dân tộc H’Mông).

4. Tìm số người của dân tộc Nùng (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số người của dân tộc Nùng hoặc lấy số người của dân tộc H’Mông cộng với 102 450).

5. Tìm số người của dân tộc Tày = số người của dân tộc H’Mông nhân với 4

Lời giải chi tiết:

Ta có sơ đồ:

Theo sơ đồ, ta có hiệu số phần bằng nhau là:

3 – 1 = 2 (phần)

Số người của dân tộc H’Mông là:

102 450 : 2 x 1 = 51 225 (người)

Số người của dân tộc Nùng là:

51 225 + 102 450 = 153 675 (người)

Số người của dân tộc Tày là:

51 225 x 4 = 209 900 (người)

Đáp số: H’Mông: 51 225 người

Nùng: 153 675 người

Tày: 209 900 người

Câu 11

Mai mua 5 quyển vở, Ngọc mua 2 cái bút chì. Biết mỗi quyển vở có giá tiền nhiều hơn một cái bút chì 3 000 đồng. Biết hoá đơn của Mai nhiều hơn Ngọc 27 000 đồng. Tính giá tiền mỗi quyển vở và bút chì.

Phương pháp giải:

1. Tìm giá tiền chênh lệch giữa 2 chiếc bút chì và 2 quyển vở.

2. Tính giá tiền mỗi quyển vở = (27 000 – giá tiền chênh lệch ở bước 1) : 3.

3. Tính giá tiền mỗi bút chì = giá tiền mỗi quyển vở - 3000 đồng

Lời giải chi tiết:

2 quyển vở có giá tiền hơn 2 chiếc bút chì là:

3 000 x 2 = 6 000 (đồng)

Vậy giá tiền mỗi quyển vở là:

(27 000 – 6 000) : 3 = 7 000 (đồng)

Giá tiền mỗi chiếc bút chì là:

7 000 – 3 000 = 4 000 (đồng)

Đáp số: Vở: 7 000 đồng; bút chì: 4 000 đồng

Câu 12

Ở xứ sở nhiệt đới, người ta dùng lừa và ngựa để chở hàng. Buổi tối, Ngựa và Lừa nói chuyện với nhau. Ngựa nói: “Nếu tôi thồ giúp anh 2 bao hàng thì chúng ta sẽ thồ số bao hàng bằng nhau”. Lừa lại nói: “Nếu tôi thồ giúp anh 2 bao hàng thì anh sẽ thồ số bao hàng bằng $\frac{1}{2}$ số bao hàng tôi thồ". Hỏi mỗi con thồ bao nhiêu bao hàng?

Phương pháp giải:

1. Tính số bao mà lừa phải thồ nhiều hơn ngựa.

2. Tính hiệu số phần bằng nhau.

3. Tìm số bao mà lừa phải thồ.

4. Tìm số bao mà ngựa phải thồ.

Lời giải chi tiết:

Số bao ngựa thồ ít hơn lừa là:

2 x 2 = 4 (bao)

Nếu lừa thồ giúp ngựa 2 bao thì lừa thồ nhiều hơn ngựa là:

2 x 2 + 4 = 8 (bao)

Coi số bao hàng ngựa thồ là 1 phần, số bao hàng lừa thồ là 2 phần

Số bao lừa chở lúc đó là:

8 : (2 – 1) x 2 = 16 (bao)

Số bao mà lừa chở thực tế là:

16 – 2 = 14 (bao)

Số bao mà ngựa chở thực tế là:

14 – 4 = 10 (bao)

Đáp số: Lừa: 14 bao; ngựa: 10 bao


Cùng chủ đề:

Giải phần B. Kết nối trang 57 Bài tập phát triển năng lực Toán 4
Giải phần B. Kết nối trang 60 Bài tập phát triển năng lực Toán 4
Giải phần B. Kết nối trang 61 Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2
Giải phần B. Kết nối trang 65 bài tập phát triển năng lực Toán 4
Giải phần B. Kết nối trang 70 Bài tập phát triển năng lực Toán 4
Giải phần C. Vận dụng phát triển trang 39 Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2
Giải phần C. Vận dụng phát triển trang 43 Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2
Giải phần C. Vận dụng phát triển trang 50 - Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2
Giải phần C. Vận dụng, phát triển trang 4 Bài tập phát triển năng lực toán 4 tập 2
Giải phần C. Vận dụng, phát triển trang 8 Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2
Giải phần C. Vận dụng, phát triển trang 10 Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2