- Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 3: Tỉ lệ bản đồ. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 5: Lược đồ trí nhớ - Kết nối tri thức với cuộc sống
Lựa chọn đáp án đúng. a. Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến A. 23 độ 27’. B. 0 độ. C. 90 độ. D. 66 độ 33’. b. Chí tuyến là vĩ tuyến A. 0 độ. B. 66 độ 33'. C. 23 độ 27’. D. 90 độ.
Hãy chú thích cho hình sau dựa vào các dữ liệu: Xích đạo, chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam.
Hãy cho biết số lượng kinh, vĩ tuyến phải vẽ trong các trường hợp sau: - Cách 5 độ vẽ một kinh tuyến, vĩ tuyến. - Cách 20 độ vẽ một kinh tuyến, vỹ tuyến. - Cách 30 độ vẽ một kinh tuyến, vĩ tuyến.
Ghép các ô ở bên trái với các ô ở bên phải sao cho phù hợp.
a) Hãy xác định tọa độ địa lí và ghi lại tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D, E. b) Xác định vị trí của các địa điểm trên hình: G(10 độ N, 10 độ Đ); H (40 độ B, 20 độ T).
Cho biết tọa độ địa lí của các điểm sau: - Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa: 109o24’Đ. - Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang: 23o23’B. - Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên: 102o09’Đ. - Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau: 8o34’B. Hãy xác định điểm nào là cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây của nước ta.
Lựa chọn đáp án đúng. Quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng, Việt Nam) nằm ở hướng nào so với thành phố Đà Nẵng? A. Bắc. B. Nam. C. Tây. D. Đông.
Ghép các ô ở bên trái với các ô ở bên phải sao cho phù hợp.
Dựa vào hai bức hình dưới đây, em hãy cho biết hình nào là bản đồ. Vì sao?
Dựa vào các hình dưới đây, em hãy cho biết sự khác nhau của các lưới kinh, vĩ tuyến.
Ghép các ô ở bên trái với các ô ở bên phải sao cho phù hợp.
Hãy cho biết các hướng còn trống bên hình sau:
Quan sát hình dưới đây, cho biết hướng đi từ A đến B, từ B đến C là hướng nào.
Lựa chọn đáp án đúng. a) Tỉ lệ bản đồ có ý nghĩa để A. mô tả bản đồ. B. thể hiện các đối tượng, hiện tượng địa lí trên bản đồ. C. quy định mức độ chi tiết, tỉ mỉ của nội dung bản đồ. D. tính khoảng cách thực tế trên bản đồ. b) Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì A. càng thể hiện được nhiều đối tượng. B. kích thước bản đồ càng lớn. C. lãnh thổ thể hiện càng lớn. D. lãnh thổ thể hiện càng nhỏ.
Hãy chú thích tên dạng tỉ lệ cho hai hình sau:
Dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam (trang 110 SGK), em hãy cho biết chiều dài đoạn sông Mê Công từ Thủ đô Viêng Chăn (Lào) đến Thủ đô Phnôm Pênh (Cam-pu-chia).
Cho bản đồ Hành chính Việt Nam có kích thước lần lượt là: Bản đồ A: 15,5 x 20 cm, bản đồ B: 28 x 35 cm, bản đồ C: 84 x 116 cm Em hãy cho biết: - Bản đồ có tỉ lệ lớn nhất - Bản đồ thể hiện được ít chi tiết nhất
Điền số liệu vào chỗ trống trong bảng theo mẫu dưới đây cho phù hợp.
Thành phố A và thành phố B có khoảng cách thực tế là 500 km, xác định khoảng cách trên bản đồ của hai thành phố, ở các bản đồ có tỉ lệ sau: - Tỉ lệ 1 : 1 000 000 - Tỉ lệ 1 : 500 000 - Tỉ lệ 1 : 6 000 000 - Tỉ lệ 1 : 10 000 000
Lựa chọn đáp án đúng. a) Kí hiệu bản đồ dùng để A. xác định phương hướng trên bản đồ. B. xác định tọa độ địa lí trên bản đồ. C. thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. D. biết tỉ lệ của bản đồ. b) Để thể hiện một nhà máy trên bản đồ, người ta sử dụng loại kí hiệu nào? A. Kí hiệu điểm. B. Kí hiệu đường. C. Kí hiệu diện tích. D. Cả ba loại kí hiệu trên.