- Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 9: Xác định phương hướng ngoài thực tế - Kết nối tri thức với cuộc sống
Hãy chú thích tên các hành tinh trong sơ đồ sau:
Lựa chọn đáp án đúng. Trái Đất là hành tinh thứ mấy tính theo thứ tự xa dần Mặt Trời? A. Thứ 2. B. Thứ 3. C. Thứ 4. D. Thứ 5.
Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? A. Mặt Trời là một hệ hành tinh, gồm nhiều thiên thể. B. Hệ Mặt Trời là một hệ sao, với nhiều ngôi sao có khả năng tự phát sáng. C. Hệ Mặt Trời là một hệ sao trong dải ngân hà, có tám hành tinh. D. Mặt Trời là một ngôi sao tự phát ra ánh sáng nằm trong hệ Mặt Trời.
Để thuyết phục người khác rằng: Trái Đất có dạng hình khối cầu, em có thể sử dụng các dẫn chứng nào sau đây: a) Ảnh chụp Trái Đất từ vệ tinh. b) Bóng Trái Đất che Mặt Trăng vào đêm nguyệt thực. c) Sơ đồ hệ Mặt Trời trong SGK. d) Sự tích bánh chưng, bánh giầy.
Dựa vào hình vẽ sau, em hãy tính chu vi Xích đạo của Trái Đất.
Cho bảng số liệu sau: Hãy nhận xét về kích thước của Trái Đất so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.
Khi đứng ở bờ biển quan sát một con tàu từ xa vào bờ, đầu tiên ta chỉ nhìn thấy ống khói, sau đó là một phần của thân tàu, cuối cùng ta mới nhìn thấy toàn bộ con tàu. Dựa vào kiến thức đã học về hình dạng của Trái Đất để giải thích cho hiện tượng đó.
Hãy hoàn thành sơ đồ chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất vào vở.
Dựa vào sơ đồ vừa hoàn thành, em hãy trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Hãy sử dụng những cụm từ sau để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây: Do Trái Đất có (1) ... nên lúc nào cũng chỉ được Mặt Trời (2) ... Do sự chuyển động tự quay từ (3) ... nên khắp mọi nên trên Trái Đất đều lần lượt có (4) ...
Ghép các ô ở bên trái với các ô ở bên phải sao cho phù hợp.
Dựa vào bản đồ các khu vực giờ trên thế giới (trang 119 SGK), em hãy: - Cho biết tên một số quốc gia sử dụng giờ của nhiều khu vực. - Kể tên một số quốc gia sử dụng cùng khu vực giờ với Việt Nam.
Một trận bóng đá trong khuôn khổ ngoại hạng Anh giữa câu lạc bộ Li-vơ-pun và câu lạc bộ Man-chét-tơ U-nai-tít diễn ra vào lúc 15 giờ theo giờ Luân Đôn, vậy người hâm mộ bóng đá Việt Nam có thể xem trực tiếp qua truyền hình vào mấy giờ ở Việt Nam?
Ở sảnh khách sạn cũng như ở sảnh các sân bay quốc tế thường treo một số đồng hồ của các địa điểm khác nhau trên thế giới, các đồng hồ này chỉ các giờ khác nhau. Em hãy giải thích cho sự khác nhau giờ ở các địa điểm. Cho giờ của Pa-ri chỉ đúng giờ, em hãy cho biết giờ của Luân Đôn, Oa-sinh-tơn, Hà Nội, Bắc Kinh.
Vì sao các địa điểm ở phía đông bao giờ cũng có giờ sớm hơn ở phía tây.
Cho biết hướng chuyển động thực tế của các vật thể trong các trường hợp sau:
Tại sao gió Mậu dịch (Tín phong) ở bán cầu Bắc thổi từ vùng áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo không theo hướng bắc - nam mà lại theo hướng đông bắc?
Lựa chọn đáp án đúng. a) Trong quá trình chuyển động tự quay và chuyển động xung quanh Mặt Trời, trục Trái Đất có đặc điểm là A. luôn tự điều chỉnh hướng nghiêng cho phù hợp. B. luôn giữ nguyên độ nghiêng và không đổi hướng. C. luôn giữ hướng nghiêng nhưng độ nghiêng thay đổi. D. hướng nghiêng và độ nghiêng thay đổi theo mùa. b) Bán cầu Nam của Trái Đất ngả nhiều nhất về phía Mặt Trời vào ngày A. 22 tháng 12. B. 21 tháng 3. C. 22 tháng 6. D. 23 tháng 9.
Cho sơ đồ sau: Em hãy cho biết: - Hình dạng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. - Hướng chuyển động. - Thời gian chuyển động hết một vòng. - Góc nghiêng của trục Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo. - Hướng nghiêng của trục trong quá trình chuyển động.
Em hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau để thể hiện vị trí của Trái Đất vào ngày 22 tháng 6, bằng cách thêm: đường phân chia sasng tối, Xích đạo, chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam và chú thích bán cầu Bắc, bán cầu Nam.