Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi. B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau. C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi. D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.
Nhiệt kết thủy ngân không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau? A. Nhiệt độ của nước đá. B. Nhiệt độ cơ thể người. C. Nhiệt độ khí quyển. D. Nhiệt độ của một lò luyện kim.
Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: a) … là số đo độ “nóng”, “lạnh” của một vật. b) Người ta dùng … để đo nhiệt độ. c) Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là …
. Cho các bước sau: (1) Thực hiện phép đo nhiệt độ. (2) Ước lượng nhiệt độ của vật. (3) Hiệu chỉnh nhiệt kế. (4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp. (5) Đọc và ghi kết quả đo. Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là: A. (2), (4), (3), (1), (5) B. (1), (4), (2), (3), (5) C. (1), (2), (3), (4), (5) D. (3), (2), (4), (1), (5).
Dung nói rằng, khi sử dụng nhiệt kết thủy ngân phải chú ý bốn điểm sau : A. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế. B. Không cầm vào bầu nhiệt kế khi đo nhiệt độ. C. Hiệu chỉnh về vạch số 0. D. Cho bầu nhiệt kế tiếp xúc với vật cần đo nhiệt độ. Dung đã nói sai ở điểm nào ?
An nói rằng : « Khi mượn nhiệt kế y tế của người khác cần phải nhúng nước sôi để sát trùng rồi hãy dùng ». Nói như thế có đúng không ?
Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của một số vùng như sau : - Hà Nội : Nhiệt độ từ 19 0C đến 28 0C. - Nghệ An : Nhiệt độ từ 20 0C đến 29 0C. Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Kelvin.