Viết gọn các tích sau bằng cách dùng lũy thừa: a) 2. 2. 2. 2. 2; b) 2. 3. 6. 6. 6; c) 4. 4. 5. 5. 5.
a) Lập bảng giá trị của 2^n với n ∈ {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10};b) Viết dưới dạng lũy thừa của 2 các số sau: 8; 256; 1 024; 2 048.
a) Viết các bình phương của hai mươi số tự nhiên đầu tiên thành một dãy theo thứ tự từ nhỏ đến lớn; b) Viết các số sau thành bình phương của một số tự nhiên: 64; 100; 121; 169; 196; 289.
a) Tính nhẩm 10^n với n ∈ {0; 1; 2; 3; 4; 5}. Phát biểu quy tắc tổng quát tính lũy thừa của 10 với số mũ đã cho; b) Viết dưới dạng lũy thừa của 10 các số sau: 10; 10 000; 100 000; 10 000 000; 1 tỉ.
Tính:a) 2^5; b) 5^2; c) 2^4. 3^2.7
Tìm n, biết: a) 5^4= n; b) n^3 = 125; c)11^n = 1331
Viết kết quả các phép tính sau dưới dạng một lũy thừa: a)3.3^4.3^5 b)7^3:7^2:7 c)(x^4)^3
Kết luận sau đúng hay sai? Không có số chính phương nào có chữ số hàng đơn vị là 2.
Tìm chữ số tận cùng của số 47^5 và chứng tỏ số 47^5+2021^5 không phải là số chính phương.
Không tính các lũy thừa, hãy so sánh: a)27^11 và 81^8 b)625^5 và 125^7 c)5^36 và 11^24
Giải thích tại sao ba số sau đều là số chính phương: a) A = 11 – 2 b) B = 1 111 – 22 c) C = 111 111 – 222