Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 24. Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh SBT trang 57, 58, 59 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức, SBT KHTN 7 - KNTT Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng sinh


Bài 24. Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh trang 57, 58, 59 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống

Sắp xếp các bước sau đây theo đúng trình tự thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng oxygen. Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, có thể làm tăng dưỡng khí cho cá bằng cách nào. Dựa vào nội dung của bài thực hành, hãy cho biết những khẳng định sau đây đúng hay sai.

24.1

Sắp xếp các bước sau đây theo đúng trình tự thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng oxygen.

(1) Để một cốc ở chỗ tối hoặc bọc giấy đen, cốc còn lại để ra chỗ nắng.

(2) Lấy 2 cành rong đuôi chó cho vào 2 ống nghiệm đã đổ đầy nước rồi úp vào 2 cốc nước đầy sao cho bọt khí không lọt vào.

(3) Đưa qua đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm.

(4) Theo dõi khoảng 6 giờ, nhẹ nhàng rút 2 cành rong ra, bịt kín ống nghiệm và lấy ống nghiệm ra khỏi 2 cốc rồi lật ngược lại.

Phương pháp giải:

Các bước thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen

Bước 1: Lấy 2 cành rong đuôi chó cho vào 2 ống nghiệm sao cho phần ngọn ron ở phía dưới đáy ống nghiệm (Hình 24.3a / trang 109 SGK)

Bước 2: Đổ đầy nước vào 2 ống nghiệm, sau đó dùng ngón tay bịt miệng ống nghiệm rồi úp ngược mỗi ống nghiệm vào cốc nước (cốc A, cốc B) sao cho bọt khí không lọt vào (Hình 24.3b/ trang 109 SGK).

Bước 3: Để một cốc trong chỗ tối hoặc bọc giấy đen (cốc A), cốc còn lại (cốc B) để ra chỗ nắng (Hình 24.3c / trang 110 SGK)

Bước 4: Sau 6 giờ, nhẹ nhàng rút 2 cành rong ra và bịt kín ống nghiệm, lấy ra khỏi 2 cốc rồi lật ngược lại. Đưa nhanh que đóm còn tàn đỏ vào miệng mỗi ống nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra (Hình 24.3d / trang 110 SGK).

Lời giải chi tiết:

Ta tiến hành thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng oxygen theo các bước: (2) => (1) => (4) => (3).

24.2

Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, có thể làm tăng dưỡng khí cho cá bằng cách nào?

A. Thả rong hoặc cây thủy sinh khác vào bể cá.

B. Tăng nhiệt độ trong bể.

C. Thắp đèn cả ngày và đêm.

D. Đổ thêm nước vào bể cá.

Phương pháp giải:

Thực vật có khả năng quang hợp hấp thụ CO 2 và thải khí O 2 .

Độ hòa tan O 2 trong nước là rất thấp nên khi nuôi các sinh vật sống trong nước cần bỏ thêm một số thực vật để chúng quang hợp làm tăng hàm lượng O 2 trong nước.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, có thể làm tăng dưỡng khí cho cá bằng cách thả rong hoặc cây thủy sinh khác vào bể cá.

24.3

Dựa vào nội dung của bài thực hành, hãy cho biết những khẳng định sau đây đúng hay sai.

(1) Sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt nhằm không cho phần lá đó tiếp nhận được ánh sáng, như vậy diệp lục ở phần lá bịt kín sẽ không hấp thụ ánh sáng để quang hợp tạo thành tinh bột.

(2) Phần lá bị bịt kín bằng giấy đen vẫn tổng hợp được tinh bột.

(3) Phần lá không dán băng giấy đen trong thí nghiệm trên tổng hợp được tinh bột.

(4) Sử dụng băng giấy đen có thể biết được lá cây chỉ tổng hợp tinh bột khi có ánh sáng.

(5) Thả thêm cành rong vào bể cá vì rong có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá.

(6) Nguyên nhân làm que đóm còn tàn đỏ cháy bùng lên là do trong ống nghiệm có carbon dioxide.

Phương pháp giải:

Thực vật không có ánh sáng thì sẽ không thực hiện quang hợp vì ánh sáng là nguồn năng lượng của quá trình quang hợp.

Thực vật có khả năng quang hợp hấp thụ CO 2 và thải khí O 2 .

Độ hòa tan O 2 trong nước là rất thấp nên khi nuôi các sinh vật sống trong nước cần bỏ thêm một số thực vật để chúng quang hợp làm tăng hàm lượng O 2 trong nước.

Quá trình quang hợp ở thực vật tạo ra oxygen mà oxygen có tác dụng duy trì sự cháy.

Lời giải chi tiết:

(1) - Đ; (2) - S; (3) - Đ; (4) - Đ; (5) - S; (6) - S.

24.4

Vì sao trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp là sử dụng iodine làm thuốc thử?

A. Dung dịch iodine phản ứng với tinh bột tạo màu xanh tím đặc trưng.

B. Chỉ có dung dịch iodine mới tác dụng với tinh bột.

C. Dung dịch iodine dễ tìm.

D. Dung dịch iodine phản ứng với tinh bột tạo màu đỏ đặc trưng.

Phương pháp giải:

Iodine là thuốc thử để kiểm tra sự có mặt của tinh bột bằng phản ứng đặc trưng tạo thành hồ tinh bột có màu xanh tím.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Dung dịch iodine phản ứng với tinh bột tạo màu xanh tím đặc trưng vì vậy để chứng minh quang hợp tạo ra tinh bột thì ta sử dụng thuốc thử là iodine.

24.5

Quan sát Hình 24, trả lời các câu hỏi và yêu cầu sau:

a) Mô tả hiện tượng quan sát được trong mỗi hình a, b, c. Giải thích các hiện tượng đó.

b) Thí nghiệm trong hình chứng minh điều gì?

Phương pháp giải:

Cây xanh có khả năng quang hợp để chuyển hóa CO 2 thành O 2 , và các sinh vật sống lại có quá trình hô hấp để chuyển O 2 thành CO 2 .

O 2 rất cần thiết để cho vi sinh vật để tạo năng lượng cho các hoạt động sống. Nếu thiếu O 2 thì sinh vật sẽ chết.

Lời giải chi tiết:

a) Mô tả hiện tượng và giải thích

b) Mục đích của thí nghiệm:

- Chứng minh quang hợp ở thực vật (cây xanh) cần CO 2 làm nguyên liệu.

- Chứng minh vai trò của quang hợp trong việc giải phóng O 2 , cung cấp cho quá trình hô hấp của động vật (chuột).

24.6

Tại sao trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp lại phải để chậu cây khoai lang trong bóng tối hai ngày?

Phương pháp giải:

Để kiểm tra lá có thực hiện chức năng quang hợp để tạo ra tinh bột hay không thì trước hết ta phải làm ngưng quá trình quang hợp ở lá và để cho lá sử dụng hết sản phẩm tinh bột được tổng hợp trước đó ở lá.

Lời giải chi tiết:

Phải để chậu cây khoai lang trong bóng tối hai ngày để cho quang hợp không xảy ra, lượng tinh bột đang có sẵn trong lá sẽ được cung cấp cho các cơ quan, bộ phận của cây. Đảm bảo khi dán băng giấy đen vào thì vị trí đó không còn tinh bột nữa.

24.7

Ở thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen, nếu đưa que đóm còn tàn đỏ lên miệng ống nghiệm mà que đóm không cháy, theo em nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó? Em hãy đề xuất cách nhận biết khác trong thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng oxygen.

Phương pháp giải:

Oxygen có tác dụng duy trì sự cháy.

Thực vật có thể thực hiện quang hợp để chuyển hóa CO 2 thành O 2 .

Để thực hiện thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng O 2 trước tiên ta phải tạo một môi trường kín khí (không có sự trao đổi khí giữa môi trường bên trong với môi trường bên ngoài).

Lời giải chi tiết:

Que đóm không cháy là do lượng oxygen tạo ra chưa đủ lớn. Nếu chỉ cần chứng minh khí oxygen tạo thành trong quang hợp thì có thể thiết kế thí nghiệm như sau:

- Cắm ngập cành rong đuôi chó trong ống nghiệm có nước (để ngọn cành rong đuôi chó xuống phía đáy ống nghiệm, cuống quay lên phía trên miệng ống nghiệm sao cho phần cuống ngập trong nước, cách mặt nước khoảng 2cm).

- Giữ ống nghiệm trong cốc thủy tinh hoặc trên giá ống nghiệm và đặt ngay sát đèn điện. Khoảng 30 phút sau có thể quan sát được khí tạo thành dưới dạng các bọt khí.


Cùng chủ đề:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 19 từ trường trang 49, 50, 51 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 20 chế tạo nam châm điện đơn giản trang 51, 52 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 21. Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trang 53, 54 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 22. Quang hợp ở thực vật SBT trang 54, 55 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 23. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp SBT trang 56, 57 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 24. Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh SBT trang 57, 58, 59 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 25. Hô hấp tế bào SBT trang 59, 60 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào SBT trang 61, 62 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 27. Thực hành: Hô hấp ở thực vật SBT trang 62, 63 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật SBT trang 64, 65 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật SBT trang 65, 66, 67Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống