Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật SBT trang 65, 66, 67Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức, SBT KHTN 7 - KNTT Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng sinh


Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật trang 65, 66, 67 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống

Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có. Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì.

29.1

Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

A. nhiệt dung riêng cao.

B. liên kết hydrogen giữa các phân tử.

C. nhiệt bay hơi cao.

D. tính phân cực.

Phương pháp giải:

Nước được cấu tạo từ hai nguyên tố là oxygen và hydrogen. Nước có tính phân cực nên là dung môi hòa tan nhiều chất cho cơ thể.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có tính phân cực.

29.2

Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì

A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố quan trọng là oxygen và hydrogen.

B. nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất và duy trì sự sống.

C. nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.

D. nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

Phương pháp giải:

Nước là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể, là nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ trong quang hợp, là dung môi hòa tan nhiều chất, góp phần vận chuyển các chất và điều hòa thân nhiệt.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Để tìm kiếm sự sống ta kiếm nguồn nước trước vì nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất và duy trì sự sống.

29.3

Loài thực vật nào sau đây có thể thích nghi với môi trường khô hạn, thiếu nước kéo dài?

A. Sen.

B. Hoa hồng.

C. Ngô.

D. Xương rồng.

Phương pháp giải:

Trong môi trường khắc nghiệt, hạn chế về nguồn nước thì vẫn có sinh vật tồn tại và phát triển vì cấu tạo cơ thể của những sinh vật sẽ tiến hóa thích nghi theo hướng thích nghi được với môi trường khô hạn. Vd: cây xương rồng có thể sống trong sa mạc.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Xương rồng sống trong sa mạc thích nghi với môi trường khô hạn, thiếu nước kéo dài.

29.4

Cây trồng nào dưới đây cần nhiều phân đạm hơn những cây còn lại?

A. Củ đậu.

B. Lạc.

C. Cà rốt.

D. Rau muống.

Phương pháp giải:

Chất dinh dưỡng cung cấp nguyên liệu và năng lượng để sinh vật thực hiện các quá trình sống. Ở thực vật, chất dinh dưỡng là các chất khoáng. Ở động vật, chất dinh dưỡng là protein, carbohydrate, lipid, vitamin và chất khoáng.

Mỗi loài sinh vật khác nhau thì nhu cầu về các chất dinh dưỡng cũng khác nhau.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Rau muống cần bón nhiều phân đạm để tăng kích thước lá, tăng quang hợp, tăng sinh trưởng và phát triển.

29.5

Một số nguyên tố khoáng cây trồng cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu như Cu, Bo, Mo,… Các nguyên tố này tham gia cấu tạo nên

A. diệp lục.

B. các chất hữu cơ xây dựng nên tế bào.

C. các enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào.

D. protein và nucleic acid.

Phương pháp giải:

Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong cơ thể sinh vật nhưng chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cấu tạo nên các enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào. Ví vậy, thiếu chúng các quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào sẽ bị chậm hoặc ngưng lại ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Những nguyên tố vi lượng cây chỉ cần lượng nhỏ tuy nhiên cũng đóng vai trò quan trọng trong cây vì tham gia cấu tạo nên các enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào.

29.6

Cơ thể sẽ gặp nguy hiểm nếu không được bổ sung nước kịp thời trong những trường hợp nào dưới đây?

(1) Sốt cao.

(2) Đi dạo.

(3) Hoạt động thể thao ngoài trời với cường độ mạnh.

(4) Ngồi xem phim.

(5) Nôn mửa và tiêu chảy.

A. (1), (2), (5). B. (1), (2), (3).

C. (1), (3), (4). D. (2), (4), (5).

Phương pháp giải:

Nước được cấu tạo từ hai nguyên tố là oxygen và hydrogen. Nước có tính phân cực nên là dung môi hòa tan nhiều chất cho cơ thể.

Nước là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể, là nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ trong quang hợp, là dung môi hòa tan nhiều chất, góp phần vận chuyển các chất và điều hòa thân nhiệt.

Nếu cơ thể bị thiếu nước, các quá trình sống cơ bản sẽ bị rối loạn và có thể bị chết.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Cần bổ sung nước trong những trường hợp hay gặp sau: sốt cao, đi dạo, nôn mửa và tiêu chảy.

29.7

Các khẳng định sau đây đúng hay sai?

Lời giải chi tiết:

1 - Đ; 2 - Đ; 3 - S; 4 - S; 5 - S; 6 - Đ; 7 - Đ; 8 - S; 9 - Đ; 10 - S.

29.8

Kể tên một số loại phân bón mà em biết và nêu vai trò của chúng đối với thực vật.

Lời giải chi tiết:

29.9

Em hãy giải thích vì sao cây bị héo khi thiếu nước?

Lời giải chi tiết:

Tế bào thực vật chứa khoảng 70% là nước, ở thực vật thủy sinh, tỉ lệ này có thể lên đến 90%. Tế bào thực vật khi có đủ nước sẽ cứng và chắc. Ngược lại, khi thiếu nước, tế bào sẽ không duy trì được hình dạng, mất sức trương nước dẫn đến hiện tượng cây bị héo.

29.10

Ở người, iodine là thành phần cấu tạo của hormone tuyến giáp, nếu chế độ ăn thiếu iodine sẽ có nguy cơ bị bệnh bướu cổ (tuyến giáp bị phì đại). Em hãy tìm hiểu và nêu một số loại thức ăn nếu có trong bữa ăn hằng ngày để phòng tránh bệnh bướu cổ.

Phương pháp giải:

Iodine giúp cho quá trình chuyển hóa hormone tuyến giáp trong cơ thể diễn ra bình thường, nếu thiếu Iodine thì hormone tuyến giáp không được chuyển hóa sẽ ứ đọng lại gây bệnh bướu cổ. Vì vậy trong đời sống hằng ngày, ta phải bổ sung Iodine với lượng vừa đủ để ngăn ngừa nguy cơ bị bướu cổ.

Những thực phẩm từ biển sẽ chứa hàm lượng Iodine cao đủ cung cấp cho cơ thể.

Lời giải chi tiết:

Để phòng tránh bệnh bướu cổ, nên bổ sung các loại thức ăn có chứa iodine trong bữa ăn hằng ngày như trứng gà, rau cần, tảo bẹ, cá biển,… Ngoài ra, muối iodine hay muối biển cũng là nguồn cung cấp iodine.


Cùng chủ đề:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 24. Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh SBT trang 57, 58, 59 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 25. Hô hấp tế bào SBT trang 59, 60 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào SBT trang 61, 62 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 27. Thực hành: Hô hấp ở thực vật SBT trang 62, 63 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật SBT trang 64, 65 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật SBT trang 65, 66, 67Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật SBT trang 68, 69, 70 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật SBT trang 71, 72, 73 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 32. Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước SBT trang 73, 74, 75 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 33. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật SBT trang 76, 77 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 34. Vận dụng hiện tượng cản ứng ở sinh vật vào thực tiễn SBT trang 78, 79 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống