Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 18. Lực có thể làm quay vật trang 37, 38, 39 - Cánh diều — Không quảng cáo

Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều, SBT KHTN 8 - CD Chủ đề IV. Tác dụng làm quay của lực


Bài 18. Lực có thể làm quay vật trang 37, 38, 39 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Vật sẽ bị quay trong trường hợp nào dưới đây?

18.1

Vật sẽ bị quay trong trường hợp nào dưới đây?

A. Dùng dao cắt bánh sinh nhật.

B. Dùng tay mở cần gạt của vòi nước.

C. Dùng tay vuốt màn hình điện thoại.

D. Dùng búa đóng đinh vào tường.

Phương pháp giải:

Vật sẽ bị quay trong trường hợp dùng tay mở cần gạt của vòi nước

Lời giải chi tiết:

Đáp án: B

18.2

Cách thực hiện nào sau đây không làm tăng mômen lực?

A. Tăng độ lớn của lực tác dụng lên vật.

B. Tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

C. Tăng thời gian tác dụng lực lên vật.

D. Tăng độ lớn của lực và dịch điểm đặt lực ra xa trục quay.

Phương pháp giải:

Tăng thời gian tác dụng lực lên vật không làm tăng mômen lực

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C

18.3

Dùng cờ-lê cán dài để tháo những chiếc đai ốc rất chặt để

A. tác dụng lực lên đai ốc được chặt chẽ.

B. làm cho tay đỡ bị đau khi vặn đai ốc.

C. làm tăng mômen lực tác dụng lên vật.

D. để thuận tiện hơn khi vặn đai ốc.

Phương pháp giải:

Dùng cờ-lê cán dài để tháo những chiếc đai ốc rất chặt để làm cho tay đỡ bị đau khi vặn đai ốc

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C

18.4

Động tác nào sau đây của người không liên quan đến chuyển động quay?

A. Nhai cơm.              B. Nâng tạ.              C. Đạp xe.                D. Hít thở.

Phương pháp giải:

Hít thở không liên quan đến chuyển động quay

Lời giải chi tiết:

Đáp án: D

18.5

Lực tác dụng trong các trường hợp nào dưới đây sẽ gây ra tác dụng làm quay? Trong trường hợp đó, hãy vẽ hình để biểu diễn rõ trục quay, lực tác dụng để làm quay vật.

(1) Gập màn hình máy tính xuống.

(2) Nhấn chuột máy tính.

(3) Đẩy con lăn chuột để cuộn màn hình máy tính.

(4) Gõ lên các phím trên bàn phím của máy tính.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về tác dụng làm quay vật

Lời giải chi tiết:

Lực tác dụng trong các trường hợp (1), (2), (3) sẽ gây ra tác dụng làm quay

18.6

Ở máy phát điện gió, khi gió thổi vào cánh quạt sẽ tạo ra lực đẩy làm cánh quạt quay, lực này càng lớn nếu diện tích của cánh quạt càng lớn. Giải thích vì sao các cánh quạt của máy phát điện gió lại có chiều dài lớn hơn nhiều so với chiều rộng (mà không phải là giảm chiều dài và tăng chiều rộng để dễ vận chuyển và lắp đặt).

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về tác dụng làm quay vật

Lời giải chi tiết:

Với cùng một diện tích, gió tạo ra một lực đẩy có độ lớn xác định. Khi làm cánh dài, lực đẩy sẽ xa trục quay hơn, làm cho mômen lực đẩy sẽ tăng, từ đó làm tăng tác dụng làm quay.

18.7

Tác dụng làm quay của lực được ứng dụng trong các trường hợp nào dưới đây? Với mỗi trường hợp hãy chỉ ra trục quay, vị trí tác dụng lực để làm quay vật.

(1) Kéo một chiếc thuyền trên bãi cát.

(2) Đổ hàng từ xe đẩy hàng xuống sàn.

(3) Xoay vô lăng khi lái ô tô.

(4) Vặn tay ga để tăng hoặc giảm tốc độ xe máy, xe đạp điện.

(5) Đóng hay mở ngăn kéo của tủ đồ.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về tác dụng làm quay vật

Lời giải chi tiết:

Tác dụng làm quay của lực được ứng dụng trong các trường hợp (2), (3) và (4).

Trục quay: (2)

18.8

Hình 18.2 là ảnh chụp một cánh cửa có tay nắm và khoá. Hãy kể ra những vật có thể quay được khi có lực tác dụng. Mô tả rõ trục quay, lực tác dụng làm quay trong mỗi trường hợp.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về tác dụng làm quay vật

Lời giải chi tiết:

Vật có thể quay là cánh cửa, tay nắm cửa và núm xoay ổ khoá.

18.9

Để gắn đai ốc vào bu lông, lúc đầu người thợ có thể vặn bằng tay (hình 18.3). Sau đó để siết chặt ốc, người thợ phải dùng một chiếc cờ-lê. Hãy giải thích cách làm này của người thợ.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về tác dụng làm quay vật

Lời giải chi tiết:

Lúc đầu, ốc cần lực nhỏ để dịch trên bu lông. Vì vậy, chỉ cần các ngón tay với lực nhỏ đã gây ra tác dụng làm quay nhỏ để xoay ốc. Cách làm này làm ốc sẽ xoay nhanh hơn (do các ngón tay cần độ dịch chuyển nhỏ). Khi cần siết chặt ốc, cần lực lớn nên phải dùng cờ-lê cán dài và phải dùng lực của cả cánh tay để siết ốc chặt. Đây là cách làm tăng mômen lực nhờ tăng cả độ lớn của lực và khoảng cách từ trục đến giá của lực.

18.10

Em hãy chỉ ra những bộ phận nào ở người có thể quay khi hoạt động. Với mỗi trường hợp, em có thể chỉ ra trục quay, lực tác dụng làm quay và dùng hình vẽ để mô tả lại tác dụng làm quay đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về tác dụng làm quay vật

Lời giải chi tiết:

Một số bộ phận của con người có thể quay như: cẳng tay, cánh tay, bàn chân, ống chân, quai hàm, đầu,...


Cùng chủ đề:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 13. Phân bón hóa học trang 28, 29 - Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 14. Khối lượng riêng trang 29, 30, 31, 32 - Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 15. Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó trang 32, 33, 34 - Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 16. Áp suất trang 34, 35, 36 - Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 17. Áp suất chất lỏng và chất khí trang 36, 37 - Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 18. Lực có thể làm quay vật trang 37, 38, 39 - Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 19. Đòn bẩy trang 39, 40 - Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 20. Sự nhiễm điện trang 40, 41, 42 - Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 21. Mạch điện trang 43, 44 - Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 22. Tác dụng của dòng điện trang 44, 45, 46 - Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 23. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trang 46, 47 - Cánh diều