Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 37. Hệ thần kinh và giác quan ở người trang 94, 95, 96 - Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức, SBT KHTN 8 - KNTT Chương VII. Sinh học cơ thể người


Bài 37. Hệ thần kinh và giác quan ở người trang 94, 95, 96 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

Hệ thần kinh ở người có dạng

37.1

Hệ thần kinh ở người có dạng

A. hình ống.

B. hình lưới.

C. hình chuỗi.

D. hình túi.

Phương pháp giải:

Hệ thần kinh ở người có dạng hình ống.

Lời giải chi tiết:

A. hình ống.

37.2

Cấu tạo bộ phận thần kinh trung ương của người gồm kinh.

A não và các dây thần

B. não và tuỷ sống.

C. não và hạch thần kinh.

D. tuỷ sống và dây thần kinh.

Phương pháp giải:

Cấu tạo bộ phận thần kinh trung ương của người gồm não và tuỷ sống.

Lời giải chi tiết:

B. não và tuỷ sống.

37.3

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống đề được nội dung đúng.

Bệnh Parkinson có nguyên nhân do (1)..... hoặc (2)... thần kinh, gây (3).... tế bào thần kinh, bệnh thường xảy ra ở (4).... Bệnh có các triệu chứng như (5)....., mất (6)....., khó di chuyển.

Phương pháp giải:

Bệnh Parkinson

Lời giải chi tiết:

(1) nhiễm khuẩn, (2) nhiễm độc, (3) thoái hóa, (4) người cao tuổi, (5) run tay, (6) thăng bằng

37.4

Phần lớn các chất gây nghiện hệ thần kinh có bản chất là gì?

Phương pháp giải:

Phần lớn các chất gây nghiện hệ thần kinh có bản chất hoá học, như nicotine trong thuốc lá, etanol trong rượu.

Lời giải chi tiết:

Phần lớn các chất gây nghiện hệ thần kinh có bản chất hoá học, như nicotine trong thuốc lá, etanol trong rượu. Đặc biệt, các chất ma tuý có ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm đến cơ thể, khi bị nghiện rất khó cai, dễ tái nghiện. Ma tuý không chỉ gây tổn thương hệ thần kinh, giảm sút sức khoẻ mà còn gây ra các tệ nạn xã hội nghiêm trọng.

Nguyên nhân của hiện tượng nghiện là do chất kích thích làm hệ thần kinh thay đổi chức năng bình thường của cơ thể, làm cho cơ thể phụ thuộc hoặc có cảm giác thèm, nhớ nghiện chất đó ở các mức độ khác nhau.

37.5

Các giác quan giúp cơ thể nhận biết:

A. các kích thích từ bên ngoài cơ thể.

B. các kích thích từ bên ngoài hay bên trong cơ thể.

C. các kích thích từ bên trong cơ thể.

D. các kích thích từ bên ngoài và bên trong cơ thể.

Phương pháp giải:

Các giác quan giúp cơ thể nhận biết: các kích thích từ bên ngoài hay bên trong cơ thể.

Lời giải chi tiết:

B. các kích thích từ bên ngoài hay bên trong cơ thể.

37.6

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để được nội dung đúng.

Thị giác có cấu tạo gồm (1)...., dây (2)... thị giác và vùng (3)..... ở não. Thị giác có chức năng quan sát, thu nhận (4)... , (5)..... của sự vật và hiện tượng, giúp não nhận biết và xử lý thông tin.

Phương pháp giải:

Thị giác

Lời giải chi tiết:

(1) mắt, (2) thần kinh, (3) thị giác, (4) hình ảnh, (5) màu sắc.

37.7

Bệnh đau mắt đỏ có nhiều nguyên nhân gây đau như

A. virus Adeno, vi khuẩn Staphylococcus hoặc do dị ứng.

B. virus cúm, vi khuẩn lao.

C. virus corona, nguyên sinh vật.

D. nấm, viêm chân lông mi mắt.

Phương pháp giải:

Bệnh đau mắt đỏ có nhiều nguyên nhân gây đau như virus Adeno, vi khuẩn Staphylococcus hoặc do dị ứng.

Lời giải chi tiết:

A. virus Adeno, vi khuẩn Staphylococcus hoặc do dị ứng.

37.8

Khi bị mắc các tật về mắt, ảnh của vật sẽ

A. không hiện lên trên màng lưới.

B. hiện lên trên màng lưới.

C. không hiện lên trên thể thuỷ tinh.

D. hiện lên trên thể thuỷ tinh.

Phương pháp giải:

Khi bị mắc các tật về mắt, ảnh của vật sẽ không hiện lên trên màng lưới.

Lời giải chi tiết:

A. không hiện lên trên màng lưới.

37.9

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống đề được nội dung đúng.

Tai có cấu tạo gồm 3 phần:Tai ngoài gồm (1)..... và (2)...; tai giữa có (3)..... và chuỗi (4)....., từ dây có (5).... thông với khoang miệng và tai trong có (6).... chứa các cơ quan thụ cảm âm thanh, từ ốc tai có dây (7)..... thính giác đi về não.

Phương pháp giải:

Lý thuyết về tai.

Lời giải chi tiết:

( 1) loa tai, (2) ống tai, (3) màng nhĩ (4) xương tai, (5) vòi tai, (6) ốc tai, (7) thần kinh.

37.10

Tại thường mắc một số bệnh có thể gây nên giảm khả năng nghe của tại phổ biến như bệnh viêm tai giữa, ù tai.. do các nguyên nhân chính như

A. nước lọt vào tai, ráy tai bị bẩn.

B. không khí lọt vào tai, ráy tai quá nhiều.

C. nước bẩn lọt vào tai, ráy tai bị nhiễm khuẩn gây nhiễm trùng.

D. nghe tiếng động quá mạnh gây nhiễm trùng.

Phương pháp giải:

Tại thường mắc một số bệnh có thể gây nên giảm khả năng nghe của tại phổ biến như bệnh viêm tai giữa, ù tai.. do các nguyên nhân chính như nước bẩn lọt vào tai, ráy tai bị nhiễm khuẩn gây nhiễm trùng.

Lời giải chi tiết:

C. nước bẩn lọt vào tai, ráy tai bị nhiễm khuẩn gây nhiễm trùng.


Cùng chủ đề:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 32. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người trang 85, 86, 87 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 33. Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người trang 88, 89, 90 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 34. Hệ hô hấp ở người trang 90, 91, 92 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 35 Hệ bài tiết ở người trang 92, 93 - Kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 36. Điều hòa môi trường trong của cơ thể người trang 93, 94 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 37. Hệ thần kinh và giác quan ở người trang 94, 95, 96 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 38. Hệ nội tiết ở người trang 96, 97 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 39. Da và điều hòa thân nhiệt ở người trang 97, 98 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 40. Sinh sản ở người trang 98, 99 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 41. Môi trường và các nhân tố sinh thái trang 100, 101 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 42. Quần thể sinh vật trang 102, 103, 104 - Kết nối tri thức với cuộc sống