Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 40. Quần xã sinh vật trang 81, 82, 83 - Cánh diều — Không quảng cáo

Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều, SBT KHTN 8 - CD Chủ đề VIII. Sinh vật và môi trường


Bài 40. Quần xã sinh vật trang 81, 82, 83 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Tập hợp sinh vật nào dưới đây là quần xã sinh vật?

40.1

Tập hợp sinh vật nào dưới đây là quần xã sinh vật?

A. Các cây lúa trong một ruộng lúa.

B. Các sinh vật sống trong một hồ nước và khu vực ven hồ.

C. Các cây sen trong một đầm sen.

D. Các con kiến trong một tổ kiến.

Phương pháp giải:

Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau.

=> Các sinh vật sống trong một hồ nước và khu vực ven hồ là một quần xã.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án B.

40.2

Tập hợp các quần thể sinh vật được gọi là quần xã sinh vật khi thoả mãn các điều kiện nào dưới đây?

(1) Các quần thể thuộc cùng một loài.

(2) Các quần thể tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào nhau.

(3) Các quần thể thuộc cùng một loài hoặc thuộc các loài khác nhau.

(4) Các quần thể cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.

(5) Các quần thể thuộc nhiều loài khác nhau.

(6) Các quần thể có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau như một thể thống nhất

A. (1), (2), (3).                                                          B. (1), (4), (5).

C. (4), (5), (6).                                                          D. (3), (4), (5).

Phương pháp giải:

Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án C

40.3

Loài có vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn và có ảnh hưởng quyết định đến các nhân tố sinh thái trong môi trường được gọi là

A. ưu thế.             B. thường gặp.             C. chủ chốt.              D. ngẫu nhiên.

Phương pháp giải:

Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã, ảnh hưởng quyết định tới các nhân tố sinh thái của môi trường do có số lượng cá thể và sinh khối lớn.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án A

40.4

Trong quần xã sinh vật sa mạc, loài ưu thế là

A. xương rồng và cây bụi.                                            B. xương rồng và cây gỗ lớn.

C. cỏ và xương rồng.                                                    D. xương rồng, cỏ và cây bụi.

Phương pháp giải:

Trong quần xã sinh vật sa mạc, loài ưu thế là xương rồng và cây bụi vì đây là những cây chịu hạn tốt.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án A

40.5

Trong quần xã rừng U Minh, tràm là loài

A. ưu thế.             B. thường gặp.             C. chủ chốt.              D. ngẫu nhiên.

Phương pháp giải:

Trong quần xã rừng U Minh, tràm là loài đặc trưng (thường gặp) vì có số lượng gần như tuyệt đối.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án B

40.6

Các đặc điểm nào dưới đây là đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật?

A. Thành phần loài, thành phần nhóm tuổi.

B. Độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần thể.

C. Thành phần loài, tỉ lệ giới tính.

D. Thành phần loài, độ đa dạng.

Phương pháp giải:

Đặc trưng cơ bản của quần xã là độ đa dạng trong quần xã và thành phần các loài trong quần xã.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án D.

40.7

Độ đa dạng của quần xã thể hiện ở

A. số lượng loài có trong quần xã.

B. số lượng cá thể mỗi loài trong quần xã.

C. mức độ phong phú về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.

D. số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài trong quần xã.

Phương pháp giải:

Độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua sự phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án D

40.8

Quần xã nào dưới đây có độ đa dạng cao nhất?

A. Rừng nhiệt đới.                                                      B. Rừng ôn đới lá kim.

C. Sa mạc.                                                                  D. Đồng rêu đới lạnh.

Phương pháp giải:

Rừng nhiệt đới có lượng ánh sáng dồi dào cùng lượng mưa nhiều và ổn định do đó môi trường rất thuận lợi và đa dạng cho các loài sinh vật nên độ đa dạng của quần xã này là cao nhất.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án A.

40.9

Yếu tố nào dưới đây ảnh hưởng quyết định đến độ đa dạng của quần xã?

A. Số lượng quần thể trong quần xã.

B. Các mối quan hệ trong quần xã.

C. Điều kiện khí hậu của quần xã.

D. Số lượng cá thể trong quần xã.

Phương pháp giải:

Điều kiện khí hậu của quần xã là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến độ đa dạng của quần xã

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án C.

40.10

Hoạt động nào dưới đây có tác dụng bảo vệ sự đa dạng của quần xã?

A. Tạo điều kiện cho các loài ưu thế phát triển mạnh mẽ lấn át các loài khác.

B. Bảo vệ môi trường sống của quần xã.

C. Tạo điều kiện cho loài đặc trưng phát triển kìm hãm sự phát triển của các loài khác.

D. Du nhập thêm các loài khác vào quần xã.

Phương pháp giải:

Bảo vệ môi trường sống của quần xã là hoạt động bảo vệ quần xã

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án B

40.11

Các nhận định trong bảng dưới là đúng hay sai? Đánh dấu x vào ô thích hợp.

Nhận định

Đúng

Sai

(1) Số loài trong quần xã càng lớn thì nguồn sống càng khan hiếm khiến sự cạnh tranh trong quần xã tăng cao dẫn đến quần xã kém ổn định.

(2) Độ đa dạng của quần xã tỉ lệ thuận với số lượng loài trong quần xã.

(3) Quần xã ruộng lúa có tính ổn định cao hơn quần xã sinh vật Hồ Tây.

(4) Vùng nào có khí hậu càng thuận lợi thì độ đa dạng của các quần xã ở vùng đó càng cao.

(5) Quần xã sinh vật vùng cực kém ổn định hơn so với các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới.

(6) Số lượng cá thể sinh vật trong quần xã càng nhiều thì độ đa dạng càng cao.

Phương pháp giải:

Lý thuyết quần xã

Lời giải chi tiết:

Nhận định

Đúng

Sai

(1) Số loài trong quần xã càng lớn thì nguồn sống càng khan hiếm khiến sự cạnh tranh trong quần xã tăng cao dẫn đến quần xã kém ổn định.

x

(2) Độ đa dạng của quần xã tỉ lệ thuận với số lượng loài trong quần xã.

x

(3) Quần xã ruộng lúa có tính ổn định cao hơn quần xã sinh vật Hồ Tây.

x

(4) Vùng nào có khí hậu càng thuận lợi thì độ đa dạng của các quần xã ở vùng đó càng cao.

x

(5) Quần xã sinh vật vùng cực kém ổn định hơn so với các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới.

x

(6) Số lượng cá thể sinh vật trong quần xã càng nhiều thì độ đa dạng càng cao.

40.12

Phân biệt quần thể sinh vật với quần xã sinh vật

Phương pháp giải:

Lý thuyết quần thể và quần xã

Lời giải chi tiết:

Tiêu chí phân biệt

Quần thể sinh vật

Quần xã sinh vật

Thành phần loài

Một loài.

Nhiều loài.

Số lượng cá thể

Thường ít hơn.

Thường nhiều hơn.

Các mối quan hệ

Đơn giản: gồm mối quan hệ giữa các cá thể với môi trường sống và mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài.

Phức tạp: Gồm nhiều mối quan hệ đan xen: quan hệ giữa các cá thể với môi trường, quan hệ giữa các cá thể cùng loài và quan hệ giữa các cá thể khác loài.

Không gian sống

Thường nhỏ hơn.

Thường rộng hơn.

Thời gian hình thành và phát triển.

Thường ngắn hơn.

Thường dài hơn.


Cùng chủ đề:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 35. Hệ nội tiết ở người trang 69, 70, 71 - Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 36. Da và điều hoà thân nhiệt ở người trang 71, 72, 73 - Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 37. Sinh sản ở người trang 74, 75, 76 - Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 38. Môi trường và các nhân tố sinh thái trang 77, 78 - Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 39. Quần thể sinh vật trang 79, 80, 81 - Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 40. Quần xã sinh vật trang 81, 82, 83 - Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 41. Hệ sinh thái trang 84, 85, 86 - Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường trang 86, 87, 88 - Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 43. Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học trang 90, 91 - Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài mở đầu. Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn khoa học tự nhiên trang 3, 4, 5 - Cánh diều
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều, SBT KHTN 8 - CD