Bài 37. Đột biến nhiễm sắc thể trang 92, 93, 94 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
Một đoạn của nhiễm sắc thể bị đứt gãy và được nối với một nhiễm sắc thể không tương đồng. Trường hợp này là dạng đột biến
37.1
Một đoạn của nhiễm sắc thể bị đứt gãy và được nối với một nhiễm sắc thể không tương đồng. Trường hợp này là dạng đột biến
A. mất đoạn.
B. đảo đoạn.
C. lặp đoạn.
D. chuyển đoạn.
Phương pháp giải:
Dựa vào cơ chế đột biến cấu trúc NST
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Một đoạn của nhiễm sắc thể bị đứt gãy và được nối với một nhiễm sắc thể không tương đồng gây nên đột biến chuyển đoạn.
Một đoạn của nhiễm sắc thể bị đứt gãy và được nối với một nhiễm sắc thể tương đồng gây nên đột biến lặp đoạn và mất đoạn.
37.2
Để nhiễm sắc thể xảy ra đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn cần có
A. tác nhân gây đột biến tác động vào quá trình giảm phân.
B. sự đứt gãy và nối lại nhiễm sắc thể.
C. hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm.
D. tác nhân gây đột biến gây nên đột biến điểm.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết đột biến NST
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Để nhiễm sắc thể xảy ra đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn cần có sự đứt gãy và nối lại nhiễm sắc thể. Trong đó, đột biến chuyển đoạn là hiện tượng một đoạn NST này bị đứt ra và nối vào vị trí khác trên NST đó (chuyển đoạn trên cùng 1 NST) hoặc trên một NST khác (chuyển đoạn tương hỗ hoặc chuyển đoạn không tương hỗ); đột biến đảo đoạn là hiện tượng một đoạn NST bị đứt rồi quay ngược lại 180° và nối vào chỗ bị đứt làm thay đổi trật tự phân bố gene trên NST.
37.3
Phân tích bộ nhiễm sắc thể của cặp bố, mẹ và con trai thu được kết quả như hình dưới đây.
Từ kết quả thu được, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Bộ nhiễm sắc thể của bố bình thường, bộ nhiễm sắc thể của mẹ bị đột biến mất đoạn ở một nhiễm sắc thể. Người con nhận giao tử mang các nhiễm sắc thể bình thường từ bố và mẹ.
B. Người mẹ không có dạng đột biến nào xảy ra và di truyền cho con trai bộ nhiễm sắc thể bình thường ở giao tử.
C. Người mẹ bị đột biến chuyển đoạn từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác.
D. Khả năng sinh con có bộ nhiễm sắc thể bình thường của cặp bố mẹ này luôn là 100%.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình kết quả phân tích.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
- Bộ nhiễm sắc thể của bố bình thường.
- Bộ nhiễm sắc thể của mẹ bị đột biến mất đoạn ở một nhiễm sắc thể (chiếc nhiễm sắc thể ngắn hơn).
- Người con nhận giao tử mang các nhiễm sắc thể bình thường từ bố và mẹ.
37.4
Dạng đột biến nhiễm sắc thể nào chỉ thay đổi trật tự xắp xếp của các gene mà không làm thay đổi số lượng của các gene trên nhiễm sắc thể?
A. Mất đoạn.
B. Lặp đoạn.
C. Đảo đoạn.
D. Chuyển đoạn.
Phương pháp giải:
Dựa vào các dạng đột biến NST
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
- Dạng đột biến nhiễm sắc thể chỉ thay đổi trật tự xắp xếp của các gene mà không làm thay đổi số lượng của các gene trên nhiễm sắc thể là đảo đoạn.
- Mất đoạn làm giảm số lượng của các gene trên nhiễm sắc thể.
- Lặp đoạn làm tăng số lượng của các gene trên nhiễm sắc thể.
- Đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể khác nhau có thể làm thay đổi số lượng của các gene trên nhiễm sắc thể.
37.5
Một đoạn của nhiễm sắc thể tách rời và gắn vào nhiễm sắc thể tương đồng với nó tạo nên dạng đột biến nào dưới đây?
A. Mất đoạn.
B. Mất đoạn và lặp đoạn.
C. Đảo đoạn.
D. Chuyển đoạn.
Phương pháp giải:
Dựa vào các dạng đột biến NST
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Một đoạn của nhiễm sắc thể tách rời và gắn vào nhiễm sắc thể tương đồng với nó tạo nên dạng đột biến mất đoạn và lặp đoạn.
37.6
Những thay đổi về số lượng nhiễm sắc thể của một hoặc một vài cặp nhiễm sắc thể tương đồng được gọi là đột biến
A. lệch bội.
B. đa bội.
C. lặp đoạn.
D. chuyển đoạn.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm đột biến số lượng NST
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
- Những thay đổi về số lượng nhiễm sắc thể của một hoặc một vài cặp nhiễm sắc thể tương đồng được gọi là đột biến lệch bội.
- Đột biến đa bội là đột biến thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể trong tế bào theo hướng tăng thêm một số lần đơn bội và lớn hơn 2n.
- Đột biến lặp đoạn và chuyển đoạn là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường không làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể.
37.7
Một tế bào có 2n + 1 nhiễm sắc thể được gọi là
A. đơn bội.
B. lưỡng bội.
C. lệch bội.
D. đa bội.
Phương pháp giải:
Dựa vào các dạng đột biến NST
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Một tế bào có 2n + 1 nhiễm sắc thể được gọi là lệch bội dạng thể ba (có 1 cặp NST chứa 3 chiếc).
37.8
Nếu một tế bào lưỡng bội của một loài có 40 nhiễm sắc thể thì trên mỗi tế bào tam bội của loài này sẽ có
A. 60 nhiễm sắc thể, trong đó có 30 nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp.
B. 60 nhiễm sắc thể, trong đó có 20 loại nhiễm sắc thể có 3 chiếc.
C. 60 nhiễm sắc thể, trong đó có 40 nhiễm sắc thể của loài này và 20 nhiễm sắc thể của loài khác.
D. 41 nhiễm sắc thể, trong đó có một cặp nhiễm sắc thể có 3 chiếc.
Phương pháp giải:
Dựa vào bộ NST tam bội của loài
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Thể tam bội có bộ NST là 3n → Nếu một tế bào lưỡng bội của một loài có 40 nhiễm sắc thể thì trên mỗi tế bào tam bội của loài này sẽ có 60 nhiễm sắc thể, trong đó có 20 loại nhiễm sắc thể có 3 chiếc.
37.9
Nếu một cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân ly trong kì sau của giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường thì số nhiễm sắc thể của bốn giao tử tạo thành là
A. n + 1; n + 1; n - 1; n - 1.
B. n + 1; n - 1; n; n.
C. n + 1; n - 1; n - 1; n - 1.
D. n + 1; n + 1; n; n.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình hình thành các giao tử đột biến.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Giả sử kí hiệu cặp nhiễm sắc thể là Aa. Ta có:
Aa → Kì trung gian: AAaa → Giảm phân I: AAaa, O → Giảm phân II: 2 Aa (n + 1), O (n – 1).
Vậy nếu một cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân ly trong kì sau của giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường thì số nhiễm sắc thể của bốn giao tử tạo thành là n + 1; n + 1; n - 1; n - 1.
37.10
Quá trình giảm phân của một tế bào sinh hạt phấn ở một loài thực vật (2n = 16) có xảy ra đột biến. Sự phân li của hai cặp nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể được thể hiện trong hình dưới đây, các cặp nhiễm sắc thể còn lại diễn ra bình thường.
Các loại giao tử được tạo ra từ tế bào này là
A. n + 1; n + 1; n - 1; n - 1.
B. n + 1; n - 1; n; n.
C. n + 1; n - 1; n - 1; n - 1.
D. n + 1; n + 1; n; n.
Phương pháp giải:
Dựa vào các loại giao tử đột biến.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Hình vẽ |
Loại giao tử |
1 |
n + 1 |
2 |
n - 1 |
3 |
n |
4 |
n |
37.11
Tần suất mắc hội chứng Down ở người có mối tương quan chặt chẽ với điều nào dưới đây?
A. Tuổi trung bình của bố và mẹ.
B. Tuổi của mẹ.
C. Tuổi của bố.
D. Giới tính của thai nhi.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm hội chứng Down.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Tần suất mắc hội chứng Down ở người có mối tương quan chặt chẽ với tuổi của mẹ. Nếu như tần suất hội chứng Down là 1/1500 ở bà mẹ dưới 25 tuổi thì tần suất này có thể tăng lên tới 1/1000 khi bà mẹ 30 tuổi và 1/100 khi bà mẹ 40 tuổi. Yếu tố tuổi của cha không có liên quan đến hội chứng Down.
37.12
Ở thực vật, cây đột biến lệch bội (2n + 1) thực hiện quá trình giảm phân. Tỉ lệ của giao tử n + 1 được tạo ra là
A. 0.
B. 1/4.
C. 1/2.
D. 3/4.
Phương pháp giải:
Dựa vào bộ NST của thể đột biến.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Cây đột biến lệch bội (2n + 1) thực hiện quá trình giảm phân sẽ tạo 2 loại giao tử là n và n + 1 với tỉ lệ ngang nhau là 1/2.
37.13
Ở ruồi giấm Drosophila, trên một nhiễm sắc thể kích thước lớn có trình tự các đoạn như dạng (a). Khi xảy ra đột biến nhiễm sắc thể làm xuất hiện các dạng (b), (c), (d), (e), (g). Xác định tên các dạng đột biến.
a) 12345678.
b) 122345678.
с) 154322678.
d) 1234678 .
e) 14325678.
g) 123456AB.
Phương pháp giải:
Dựa vào các dạng đột biến NST
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là:
a) 12345678: là dạng ban đầu.
b) 122345678: đột biến lặp đoạn 2.
c) 154322678: lặp đoạn 2 và đảo đoạn từ 22345 (đảo đoạn của dạng b).
d) 1234678 : mất đoạn 5.
e) 14325678: đảo đoạn 234.
g) 123456AB: có hiện tượng biến mất đoạn 78 và có nhận thêm đoạn AB mới; có thể đây là dạng đột biến chuyển đoạn.
37.14
Vì sao cơ thể tứ bội (4n) hữu thụ còn cơ thể tam bội (3n) lại bất thụ?
Phương pháp giải:
Dựa vào bộ NST của thể tam bội và tứ bội.
Lời giải chi tiết:
- Ở các thể tứ bội, mỗi loại nhiễm sắc thể có 4 nhiễm sắc thể tương đồng, do đó vẫn ghép cặp và phân li bình thường trong giảm phân hình thành giao tử.
- Ở thể tam bội, có 3 nhiễm sắc thể tương đồng ở mỗi loại nhiễm sắc thể dẫn đến sự ghép cặp và phân li không bình thường ở giảm phân I. Do đó, gây rối loạn quá trình giảm phân dẫn đến quá trình tạo giao tử bị cản trở.
37.15
Giao tử của loài thực vật A và loài thực vật B đều có 7 nhiễm sắc thể. Khi lai loài A và loài B (phép lai xa) tạo ra cây lai F. Trong tế bào sinh dưỡng của cây lai F có 14 nhiễm sắc thể, cây bất thụ. Sau đó, tiến hành gây đột biến đa bội ở cây lai F tạo ra cây lai đa bội M. Trong tế bào sinh dưỡng của cây đa bội M có 28 nhiễm sắc thể, cây hữu thụ. Giải thích hiện tượng bất thụ và hữu thụ của cây lai F và M.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết đột biến NST
Lời giải chi tiết:
- Cây lai F chứa 7 nhiễm sắc thể của loài A và 7 nhiễm sắc thể của loài B nhưng các nhiễm sắc thể này không tương đồng nên không hình thành cặp trong quá trình giảm phân, do đó, không thể hình thành giao tử dẫn đến cây lai bất thụ.
- Sau khi gây đột biến đa bội, cây đa bội M chứa bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài A và của loài B (7 × 2 + 7 × 2 = 28 nhiễm sắc thể) nên hình thành cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong quá trình giảm phân tạo giao tử bình thường dẫn đến cây hữu thụ.