Ôn tập chương 5 trang 88 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo
Khi nuôi cấy mẫu bệnh phẩm trên môi trường thạch, người ta thu được 2 loại khuẩn lạc có màu sắc khác nhau. Khuẩn lạc 1 có màu vàng chanh, khuẩn lạc 2 có màu trắng trong như hạt sương.
Câu 1
Khi nuôi cấy mẫu bệnh phẩm trên môi trường thạch, người ta thu được 2 loại khuẩn lạc có màu sắc khác nhau. Khuẩn lạc 1 có màu vàng chanh, khuẩn lạc 2 có màu trắng trong như hạt sương. Kết quả này cho thấy trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân có ít nhất mấy lại vi khuẩn?
Phương pháp giải:
Khi vi khuẩn tăng trưởng và phát triển trên bề mặt môi trường rắn sẽ tạo ra những khuẩn lạc. Hình thái, màu sắc của các khuẩn lạc đặc trưng cho từng loài vi khuẩn.
Lời giải chi tiết:
Có hai loại vi khuẩn vì có 2 dạng khuẩn lạc với màu sắc khác nhau.
Câu 2
Trong kĩ thuật cấy ria trên đĩa petri (Hình 1), nên dựa vào các khuẩn lạc ở đường cấy số mấy để xác định số lượng các chủng vi khuẩn có trong mẫu cấy? Vì sao?
Phương pháp giải:
Khi vi khuẩn tăng trưởng và phát triển trên bề mặt môi trường rắn sẽ tạo ra những khuẩn lạc. Hình thái, màu sắc của các khuẩn lạc đặc trưng cho từng loài vi khuẩn.
Lời giải chi tiết:
Nêu lấy ở đường cấy thứ 3, vì ở đây mật độ các khuẩn lạc thưa, dễ quan sát hình dạng, màu sắc để xác định số lượng các chủng vi khuẩn có trong mẫu cấy.
Câu 3
Khi đường ống nước sinh học trong gia đình bị tắc và bốc mùi khó chịu, một số gia đình thường sử dụng các hóa chất tẩy rửa mạnh để xử lí. Theo em, cách xử lí này có hiệu quả không?
Lời giải chi tiết:
Cách xử lí này không hiệu quả bởi vì các hóa chất tẩy rửa sẽ giết chết các vi khuẩn phân hủy chất thải. Do đó mùi hôi có thể nặng hơn. Để xử lí triệt để mùi hôi và làm thông đường ống, chúng ta nên dùng các chế phẩm sinh học, giúp tăng cường hệ vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ dư thừa gây ách tắc trong đường ống.
Câu 4
Giấm ăn là dung dịch acetic acid (CH 3 COOH) có nồng độ khoảng 2 % - 5 %, được tạo thành từ sự lên men của rượu ethylic. Giấm ăn được sử dụng rất nhiều trong chế biến thực phẩm. Hãy trình bày cách làm giấm ăn bằng phương pháp thủ công mà em biết.
Lời giải chi tiết:
Có rất nhiều cách làm giấm ăn thông qua việc sử dụng vi khuẩn lactic để lên men từ rượu ethylic. Có thể làm giấm từ rượu cùng với một loại trái cây chín như chuối, táo, … như sau:
- Nguyên liệu: 3 trái chuối chín muồi, 500 g đường cát trắng, 50mL rượu nếp, 2,5 lít nước sôi để nguội, 80mL nước dừa tươi, 1 lọ thủy tinh loại 5 lít.
- Các bước thực hiện:
(1) Chuối: bỏ vỏ và cắt thành từng khúc, sau đó xếp vào ọ thủy tinh.
(2) Khuấy đều hỗn hợp đường, nước, rượu nếp và nước dừa tươi rồi cho vào lọ thủy tinh.
(3) Đậy lọ thủy tin bằng khăn màn và buộc lại ở phần miệng lọ.
(4) Đặt lọ thủy tinh ngoài trời có nắng (nhưng tránh chiếu trực tiếp) trong vòng 45 – 60 ngày, kiểm tra sản phẩm (có váng bề mặt và nước giấm có vị chua) và sử dụng.