Giải SBT Sinh 12 Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 2 trang 16, 17, 18 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Sinh 12 - Giải SBT Sinh học 12 - Kết nối tri thức với cuộc sống Chương 2. Di truyền NST


Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 2 trang 16, 17, 18 SBT Sinh 12 Kết nối tri thức

Giải thích nào dưới đây về nucleosome là đúng?

Câu 1

Giải thích nào dưới đây về nucleosome là đúng? A. Nucleosome là cấu trúc gồm 4 loại phân tử histone bao bọc bên ngoài một trình tự nucleotide gồm 156 cặp nucleotide. B. Nucleosome là cấu trúc gồm 8 phân tử histone, được quấn bên ngoài bởi một trình tự nucleotide dài 146 cặp nucleotide. C. Nucleosome là cấu trúc gồm 4 loại phân tử histone, được quần bên ngoài bởi một trình tự nucleotide gồm 246 cặp nucleotide. D. Nucleosome là cấu trúc gồm 8 phân tử histone, được quấn bên ngoài bởi một trình tự nucleotide gồm 246 cặp nucleotide.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về nucleosome.

Lời giải chi tiết:

Nucleosome là cấu trúc gồm 8 phân tử histone, được quấn bên ngoài bởi một trình tự nucleotide dài 146 cặp nucleotide.

Đáp án B.

Câu 2

Nhận định nào dưới đây về vùng nguyên nhiễm sắc và dị nhiễm sắc là đúng?

A. Nguyên nhiễm sắc là vùng NST có các nucleosome nằm co cụm sát nhau.

B. Vùng nguyên nhiễm sắc thường chứa các gene đang hoạt động.

C. Vùng dị nhiễm sắc là vùng không chứa gene.

D.Vùng dị nhiễm sắc có các nucleosome nằm dãn cách xa nhau.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về vùng nguyên nhiễm sắc và dị nhiễm sắc.

Lời giải chi tiết:

Vùng nguyên nhiễm sắc thường chứa các gene đang hoạt động.

Đáp án B.

Câu 3

Trong các yếu tố dưới đây, có bao nhiêu yều tố đóng góp vào sự thành công của Mendel? 1. Sử dụng đậu Hà lan làm đối tượng nghiên cứu. 2. Sử dụng cách tiếp cận khoa học: quan sát - đưa ra giả thuyết - kiểm chứng giả thuyết. 3. Sử dụng toán học để giải thích kết quả nghiên cứu. 4. Nghiên cứu các tính trạng có rất nhiều biến dị khác nhau. A. 1    B. 2    С. 3    D. 4

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết quy luật di truyền Mendel.

Lời giải chi tiết:

Trong các yếu tố dưới đây, có 2 yều tố đóng góp vào sự thành công của Mendel: (1), (2), (3).

Đáp án C.

Câu 4

Nội dung nào dưới đây về cấu trúc siêu hiển vi của NST là đúng? Nội dung nào sai? (đánh dấu xvào ôtương ứng trong bảng).

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu trúc hiển vi của NST.

Lời giải chi tiết:

A, C đúng.

B, D sai.

Câu 5

Hai phả hệ (a và b) cho dưới đây ghi lại sự di truyền của cùng một bệnh hiếm gặp (Các ô tô đen thể hiện những người bị bệnh). Người IV.3 và người IV.4 ở phả hệ a dự định sinh con. Xác suất họ sinh người con bị bệnh là bao nhiêu?

A. 1/16. B. 1/32. C. 1/8. D. 1/64.

Phương pháp giải:

Vận dụng cách làm bài tập di truyền học người.

Lời giải chi tiết:

Người IV.3 và người IV.4 ở phả hệ a dự định sinh con. Xác suất họ sinh người con bị bệnh là 1/16.

Đáp án A.

Câu 6

Ở người, bệnh không dung nạp đường galactose (bệnh galactose huyết) được một gene lặn nằm trên NST thường quy định. Một người đàn ông bình thường có cô em gái bị bệnh galactose huyết, lấy một người vợ không bị bệnh nhưng có anh trai bị bệnh galactose huyết. Xác suất cặp vợ chồng này sinh con bị bệnh galactose huyết là bao nhiêu? A. 1/4. В. 1/18. C. 1/9. D. 1/16.

Phương pháp giải:

Vận dụng cách làm bài tập phả hệ.

Lời giải chi tiết:

Xác suất cặp vợ chồng này sinh con bị bệnh galactose huyết là 1/9.

Đáp án C.

Câu 7

Người bị bệnh điếc bẩm sinh lấy người có thính lực bình thường thường sinh ra các con không bị bệnh. Trong một trường hợp hiếm gặp, hai vợ chồng bị bện điếc bẩm sinh lại sinh ra 6 người con đều không bị bệnh. Giải thích nào nêu dưới đây đúng với trường hợp này?

A. Gene gây bệnh điếc bẩm sinh là gene lặn. B. Gene gây bệnh điếc bẩm sinh là gene trội. C. Bệnh điếc bẩm sinh có thể do nhiều gene khác nhau cùng quy định. D. Đã có đột biến xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử ở bố mẹ.

Phương pháp giải:

Người bị bệnh điếc bẩm sinh lấy người có thính lực bình thường thường sinh ra các con không bị bệnh. Trong một trường hợp hiếm gặp, hai vợ chồng bị bện điếc bẩm sinh lại sinh ra 6 người con đều không bị bệnh.

Lời giải chi tiết:

Bệnh điếc bẩm sinh có thể do nhiều gene khác nhau cùng quy định.

Đáp án C.

Câu 8

Lặp đoạn có thể tạo ra kiểu hình bất thường do nguyên nhân nào dưới đây?

A. NST không tiếp hợp được với NST bình thường.

B. Sản phẩm của các gene bị mất cân bằng.

C. Một số gene có thể đã bị hỏng khi phát sinh lặp đoạn NST.

D. Lặp đoạn làm kéo dài thời gian tái bản DNA dẫn đền kéo dài quá trình phân bào.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết đột biến NST.

Lời giải chi tiết:

Lặp đoạn có thể tạo ra kiểu hình bất thường do nguyên nhân sản phẩm của các gene bị mất cân bằng.

Đáp án B.

Câu 9

Những nhận định nào về đảo đoạn NST dưới đây là đúng?

1. Đảo đoạn gây hại nhiều hơn so với lặp đoạn.

2.Đảo đoạn luôn làm mất vật chất di truyền.

3. Đảo đoạn luôn làm thay đổi vị trí gene trên NST.

4. Đảo đoạn luôn làm giảm khả năng sinh sản.

5. Đảo đoạn có thể làm thay đổi sự biểu hiện của gene.

6. Đảo đoạn có thể tạo nên gene mới.

A. 1, 3, 6.

B. 1, 3, 5.

C. 2, 4, 5.

D. 3, 5, 6.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về đột biến NST.

Lời giải chi tiết:

Các nhận định đúng: 3, 5, 6

Đáp án D.

Câu 10

Nhận định nào dưới đây về chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng là đúng?

A. Chuyển đoạn làm thay đổi nhóm gene liên kết.

B. Chuyển đoạn không làm thay đổi chiều dài NST.

C. Chuyển đoạn có thể làm thay đổi sự biểu hiện của gene.

D. Chuyển đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về đột biến NST.

Lời giải chi tiết:

Chuyển đoạn làm thay đổi nhóm gene liên kết.

Đáp án A.

Câu 11

Hình bên cho thấy sự tiếp hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân I. Quá trình tiếp hợp NST như mô tả trong hình có thể xảy trong những trường hợp nào sau đây? 1. Cá thể dị hợp tử về mất đoạn NST. 2. Cá thể dị hợp tử về đảo đoạn NST. 3. Cá thể dị hợp tử về lặp đoạn NST. 4. Cá thể dị hợp tử về chuyển đoạn NST.

Phương án trả lời đúng là A. 1 và 3. B. 1 và 2. C. 2 và 3. D. 3 và 4.

Phương pháp giải:

Quan sát hình bên.

Lời giải chi tiết:

Phương án trả lời đúng là 1 và 3.

Đáp án A.

Câu 12

Nhận định nào dưới dây về đột biến đa bội àl đúng? Nhận định nào sai? (đánh dầu xvào ôtương ứng trong bảng).

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về đột biến đa bội.

Lời giải chi tiết:

B, D đúng.

A, C sai.

Câu 13

Làm thế nào người ta biết được hai đột biến lặn thuộc hai gene khác nhau hay thuộc cùng một gene?

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về NST.

Lời giải chi tiết:

Bằng cách lai các dòng đột biến khác nhau, các nhà khoa học có thể quan sát sự phân ly của các kiểu hình ở đời con. Nếu tỉ lệ phân ly khác với tỉ lệ Mendel điển hình, có thể có sự tương tác giữa các gen.

Câu 14

Phả hệ dưới đây cho thấy sự di truyền của một bệnh di truyền hiếm gặp ở người (Các ô tô đen thể hiện những người bị bệnh). Hãy giải thích kiểu di truyền của bệnh.

Phương pháp giải:

Quan sát phả hệ trên.

Lời giải chi tiết:

Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ: Điều này loại trừ khả năng bệnh liên kết với NST Y.

Bệnh xuất hiện ở cả thế hệ này sang thế hệ khác: Cho thấy bệnh không phải là đột biến mới phát sinh ở mỗi thế hệ.

Người bình thường sinh con bị bệnh: Điều này loại trừ khả năng bệnh là trội hoàn toàn.

Có những cặp vợ chồng bình thường sinh con bị bệnh: Điều này cho thấy cả bố và mẹ đều mang gen gây bệnh ở trạng thái dị hợp.

--> Bệnh di truyền theo quy luật di truyền lặn trên NST thường.

Câu 15

Lai con cái của dòng ruồi thuần chủng A có mắt đỏ tươi với con đực của dòng ruồi thuần chủng B cũng có mắt đỏ tươi người ta thu được F1 đều có mắt kiểu dại (màu đỏ thẫm). Từ kết quả này có thể rút ra được những kết luận gì về gene quy định màu mắt của ruồi giấm?

Phương pháp giải:

Lai con cái của dòng ruồi thuần chủng A có mắt đỏ tươi với con đực của dòng ruồi thuần chủng B cũng có mắt đỏ tươi người ta thu được F1 đều có mắt kiểu dại (màu đỏ thẫm).

Lời giải chi tiết:

Từ kết quả phép lai, ta có thể đưa ra kết luận rằng màu mắt ở ruồi giấm là một tính trạng phức tạp, chịu sự chi phối của nhiều gen. Các alen quy định màu mắt ở hai dòng ruồi thuần chủng A và B tương tác với nhau theo kiểu bổ sung để tạo ra màu sắc mới ở thế hệ con.

Câu 16

Một người có kiểu hình là nam nhưng lại có cặp NST giới tính là XX, trong đó một NST X của người này dài hơn so với NST X bình thường. Hãy giải thích hiện tượng bất thường về giới tính trong trường hợp này.

Phương pháp giải:

Một NST X của người này dài hơn so với NST X bình thường.

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân có thể xảy ra là do đột biến đoạn nhiễm sắc thể dajng chuyển đoạn: Một đoạn nhiễm sắc thể mang gen quyết định giới tính nam (SRY) từ nhiễm sắc thể Y đã chuyển sang nhiễm sắc thể X. Điều này khiến cho cá thể mang cặp NST XX nhưng vẫn biểu hiện kiểu hình nam giới do sự hiện diện của gen SRY trên NST X dài bất thường.

Câu 17

Để tạo ra một NST nhân tạo có thể hoạt động như một NST bình thường trong tế bào thì các nhà khoa học cần ghép những trình tự nucleotide tối thiểu nào lại với nhau? Nêu chức năng của các trình tự nucleotide đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào chức năng của NST.

Lời giải chi tiết:

Các trình tự nucleotide tối thiểu và chức năng:

  1. Điểm khởi đầu nhân đôi (origin of replication, ori): Đây là vị trí mà quá trình nhân đôi ADN bắt đầu. Khi tế bào phân chia, ADN phải được nhân đôi để truyền cho tế bào con. Điểm khởi đầu nhân đôi cung cấp vị trí bắt đầu cho các enzyme tham gia vào quá trình nhân đôi.
  2. Tâm động (centromere): Tâm động là vị trí mà các sợi tơ vô sắc bám vào trong quá trình phân bào. Nó giúp đảm bảo rằng mỗi nhiễm sắc thể con được phân chia đều về hai tế bào con.
  3. Telomere: Telomere là các đoạn lặp lại ở hai đầu của nhiễm sắc thể. Chúng có vai trò bảo vệ các đầu mút của nhiễm sắc thể, ngăn ngừa sự thoái hóa ADN và sự kết hợp giữa các nhiễm sắc thể.
  4. Gen: Gen mang thông tin di truyền mã hóa cho các protein thực hiện các chức năng khác nhau trong tế bào. Để nhiễm sắc thể nhân tạo có thể hoạt động bình thường, nó cần mang ít nhất một gen hoặc một nhóm gen có chức năng nhất định.

Câu 18

Nêu các ứng dụng thực tiễn của đột biến chuyển đoạn NST.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết đột biến chuyển đoạn NST.

Lời giải chi tiết:

1. Nghiên cứu di truyền:

  • Xác định vị trí gen: Chuyển đoạn NST có thể làm thay đổi vị trí của các gen trên nhiễm sắc thể, giúp các nhà khoa học xác định vị trí chính xác của các gen liên quan đến bệnh di truyền.
  • Nghiên cứu cơ chế điều hòa gen: Bằng cách phân tích các gen bị ảnh hưởng bởi chuyển đoạn, các nhà khoa học có thể tìm hiểu về cơ chế điều hòa hoạt động của gen và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này.
  • Nghiên cứu tiến hóa: Chuyển đoạn NST là một trong những lực lượng thúc đẩy quá trình tiến hóa. Bằng cách so sánh các kiểu chuyển đoạn ở các loài khác nhau, các nhà khoa học có thể tái tạo lại lịch sử tiến hóa và mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

2. Y học:

  • Chẩn đoán bệnh di truyền: Nhiều bệnh di truyền liên quan đến các đột biến chuyển đoạn NST. Việc xác định loại chuyển đoạn giúp chẩn đoán chính xác bệnh và tư vấn di truyền cho gia đình.
  • Phát triển liệu pháp gen: Hiểu rõ cơ chế của chuyển đoạn giúp các nhà khoa học phát triển các phương pháp điều trị gen hiệu quả hơn cho các bệnh di truyền liên quan.
  • Nghiên cứu ung thư: Nhiều loại ung thư liên quan đến các đột biến chuyển đoạn NST. Việc nghiên cứu các loại chuyển đoạn này giúp hiểu rõ hơn về quá trình phát sinh ung thư và tìm ra các mục tiêu mới cho điều trị.

3. Nông nghiệp:

  • Tạo giống mới: Chuyển đoạn có thể tạo ra các biến dị di truyền mới, cung cấp nguồn nguyên liệu quý giá cho công tác chọn giống cây trồng, vật nuôi.
  • Cải thiện năng suất: Bằng cách chuyển đoạn các đoạn nhiễm sắc thể mang các gen quy định tính trạng mong muốn, người ta có thể tạo ra các giống cây trồng có năng suất cao, kháng bệnh tốt.

4. Công nghệ sinh học:

  • Thiết kế các hệ thống biểu hiện gen: Chuyển đoạn có thể được sử dụng để tạo ra các hệ thống biểu hiện gen nhân tạo, cho phép sản xuất các protein có giá trị.
  • Xây dựng các mô hình sinh học: Chuyển đoạn có thể được sử dụng để tạo ra các mô hình sinh học để nghiên cứu các quá trình sinh học phức tạp.

Câu 19

Nêu vai trò của đột biến lặp đoạn NST trong quá trình tiến hóa.

Phương pháp giải:

Dựa vào vai trò của đột biến lặp đoạn.

Lời giải chi tiết:

Lặp đoạn tạo điều kiện cho sự xuất hiện gen mới .

Câu 20

Tại sao cây tam bội thường bị bất thụ?

Phương pháp giải:

Bộ NST của cây tam bội là 3n.

Lời giải chi tiết:

Cây tam bội thường bất thụ vì xác suất để tạo ra giao tử đơn bội của cơ thể tam bội là rất nhỏ nên xác suất để các giao tử bình thường kết hợp với nhau tạo ra hợp tử 2n lại nhỏ hơn nữa.

Câu 21

Tại sao các cây đa bội cùng nguồn thường hay bị bất thụ trong khi những cây đa bội khác nguồn lại hữu thụ bình thường?

Phương pháp giải:

Dựa vào bộ NST của cây đa bội cùng nguồn.

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chính khiến các cây đa bội cùng nguồn thường bất thụ là do sự rối loạn quá trình giảm phân:

  • Cặp nhiễm sắc thể tương đồng quá nhiều: Ở các thể đa bội cùng nguồn, các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng có cấu trúc giống nhau, dẫn đến việc các cặp nhiễm sắc thể này khó tách rời nhau trong quá trình giảm phân. Điều này gây ra sự hình thành các giao tử bất thường, thiếu nhiễm sắc thể hoặc thừa nhiễm sắc thể, làm giảm khả năng thụ tinh và hình thành hợp tử lưỡng bội bình thường.
  • Sự không tương đồng về cấu trúc nhiễm sắc thể: Mặc dù cùng nguồn gốc, nhưng các nhiễm sắc thể trong tế bào đa bội có thể đã xảy ra các đột biến cấu trúc (đảo đoạn, chuyển đoạn,...) trong quá trình hình thành. Sự khác biệt về cấu trúc này cũng gây khó khăn cho quá trình tiếp hợp và phân ly của các nhiễm sắc thể trong giảm phân, dẫn đến sự hình thành giao tử bất thường.

Cùng chủ đề:

Giải SBT Sinh 12 Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 1 trang 3, 4, 5 - Kết nối tri thức
Giải SBT Sinh 12 Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 2 trang 16, 17, 18 - Kết nối tri thức
Giải SBT Sinh 12 Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 3 trang 27, 28, 29 - Kết nối tri thức
Giải SBT Sinh 12 Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 4 trang 31, 32, 33 - Kết nối tri thức
SBT Sinh 12 - Giải SBT Sinh học 12 - Kết nối tri thức với cuộc sống