Giải SBT Sinh học 11 Bài 10. Tuần hoàn ở động vật trang 34, 35, 36 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Giải SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật


Bài 10. Tuần hoàn ở động vật trang 34, 35, 36 SBT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Ở người, một chu kì tim gồm bao nhiêu pha?

10.1

Ở người, một chu kì tim gồm bao nhiêu pha?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Phương pháp giải:

Ở người, một chu kì tim gồm 3 pha: pha nhĩ co, pha thất co và pha dãn chung.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

10.2

Trong điều kiện sinh lí bình thường, ở người trưởng thành, thời gian pha nhĩ co khoảng

A. 0,1 s.

B. 0,8 s.

C. 0,3 s.

D. 0,4 s.

Phương pháp giải:

Trong điều kiện sinh lí bình thường, ở người trưởng thành, thời gian pha nhĩ co khoảng 0,1 s, pha thất co khoảng 0,3 s, pha dãn chung khoảng 0,4 s.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

10.3

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo tim của người và thú?

A. Tim người và thú là một khối cơ đặc được bao bọc bởi một xoang bao tim.

B. Tim có vách ngăn để chia tim làm hai nửa (nửa trên và nửa dưới).

C. Mỗi nửa được chia làm hai phần gồm một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới.

D. Giữa các tâm nhĩ, các tâm thất, giữa tâm thất và động mạch có các van tim.

Phương pháp giải:

Mỗi nửa được chia làm hai phần gồm một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới.

Lời giải chi tiết:

A. Sai. Tim người và thú là một khối cơ rỗng được bao bọc bởi một xoang bao tim.

B. Sai. Tim có vách ngăn để chia tim làm hai nửa (nửa phải và nửa trái).

C. Đúng. Mỗi nửa được chia làm hai phần gồm một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới.

D. Sai. Giữa tâm nhĩ và tâm thất, giữa tâm thất và động mạch có các van tim.

10.4

Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?

A. Cá rô phi.

B. Cá sấu.

C. Châu chấu.

D. Giun đất.

Phương pháp giải:

Trong các loài trên, cá sấu là động vật có hệ tuần hoàn kép.

Cá rô phi, giun đất có hệ tuần hoàn đơn.

Châu chấu có hệ tuần hoàn hở.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

10.5

Hệ dẫn truyền tim ở người có bao nhiêu thành phần sau đây?

(1) Bó His.

(2) Nút nhĩ thất.

(3) Tâm nhĩ.

(4) Mạng lưới Purkinje.

(5) Nút xoang nhĩ.

(6) Tâm thất.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Phương pháp giải:

Trong các thành phần trên, các thành phần thuộc hệ dẫn truyền tim là: (1), (2), (4), (5). Trong đó, nút xoang nhĩ có khả năng phát xung động truyền tới tâm nhĩ làm cơ tâm nhĩ co. Từ tâm nhĩ, xung động truyền đến nút nhĩ thất, sau đó được truyền đến bó His và đến mạng lưới Purkinje, đến sợi cơ tâm thất của tim làm cơ tâm thất co.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

10.6

Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Tim co dãn tự động theo chu kì là do hoạt động của hệ dẫn truyền tim.

(2) Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ thuận với tổng tiết diện của mạch.

(3) Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.

(4) Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co.

(5) Huyết áp giảm dần từ động mạch → tĩnh mạch → mao mạch.

(6) Huyết áp phụ thuộc nhiều yếu tố như: sức co bóp của tim, sức cản của dòng máu và độ quánh của máu.

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Phương pháp giải:

(2) Sai. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch.

(4) Sai. Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim co, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim dãn.

(5) Sai. Huyết áp giảm dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh m

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Các phát biểu đúng gồm: (1), (3), (6).

10.7

Khi nói về vai trò của mạch máu, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Mao mạch có chức năng dẫn máu từ tĩnh mạch sang động mạch.

B. Động mạch là mạch máu dẫn máu từ tâm thất trái đến phổi và từ tâm thất phải đến các cơ quan.

C. Tĩnh mạch là các mạch máu dẫn máu từ mao mạch đến các cơ quan trong cơ thể.

D. Mao mạch là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu với các mô, tế bào.

Phương pháp giải:

A. Sai. Mao mạch có chức năng dẫn máu từ động mạch sang tĩnh mạch.

B. Sai. Động mạch là mạch máu dẫn máu từ tâm thất phải đến phổi và từ tâm thất trái đến các cơ quan.

C. Sai. Tĩnh mạch là các mạch máu dẫn máu từ mao mạch trở về tim.

D. Đúng. Mao mạch là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu với các mô, tế bào.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

10.8

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về điều hoà hoạt động tim mạch?

(1) Hoạt động tim mạch được điều hoà bởi cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.

(2) Cơ chế thần kinh được thực hiện theo nguyên tắc phản xạ, cơ chế thể dịch được thực hiện nhờ các hormone của tuyến nội tiết.

(3) Hoạt động tim mạch được điều hoà bởi trung khu điều hoà tim mạch ở hành não.

(4) Khi nồng độ CO 2 trong máu tăng, tim sẽ đập chậm và yếu, mạch co lại làm huyết áp tăng và tăng quá trình vận chuyển máu trong mạch.

(5) Bộ phận tiếp nhận thông tin trong hoạt động điều hoà tim mạch là thụ thể áp lực hoặc thụ thể hoá học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh.

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Phương pháp giải:

(4) Sai. Khi nồng độ CO 2 trong máu tăng, tim sẽ đập nhanh và mạnh, mạch co lại làm huyết áp tăng và tăng quá trình vận chuyển máu trong mạch.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Các phát biểu đúng là: (1), (2), (3), (5).

10.9

Nhịp tim của chuột là 720 lần/phút. Giả sử thời gian của các pha trong chu kì tim lần lượt chiếm tỉ lệ là: 1 : 3 : 4. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Chu kì hoạt động của tim bắt đầu từ pha co tâm thất, sau đó là pha co tâm nhĩ và cuối cùng là pha dãn chung.

(2) Thời gian của một chu kì tim là 0,0833 s.

(3) Tổng thời gian tâm nhĩ và tâm thất co bằng với thời gian pha dãn chung.

(4) Thời gian tâm nhĩ và tâm thất nghỉ ngơi lần lượt là 0,0729 s và 0,0521s.

A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Phương pháp giải:

(1) Sai. Chu kì hoạt động của tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Các phát biểu đúng là: (2), (3), (4).

10.10

Có bao nhiêu nội dung dưới đây là đúng khi nói về vai trò của thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn?

(1) Tăng kích thước tế bào cơ tim, tăng khối lượng cơ tim, thành tim phát triển dày lên.

(2) Tăng thể tích buồng tim, do đó, giảm thể tích tâm thu và lưu lượng tim.

(3) Tăng nhịp tim nhằm đảm bảo khả năng cung cấp máu cho cơ thể.

(4) Giảm tính đàn hồi và lưu lượng máu.

(5) Tăng mao mạch ở cơ và xương, do đó, tăng khả năng điều chỉnh huyết áp.

(6) Tăng thể tích máu, tăng số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin, do đó, tăng khả năng vận chuyển O 2 .

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Phương pháp giải:

(3) Sai. Thể dục thể thao giúp giảm nhịp tim nhưng vẫn đảm bảo khả năng cung cấp máu cho cơ thể.

(4) Sai. Thể dục thể thao giúp tăng tính đàn hồi và tăng lưu lượng máu trong hệ mạch.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Các vai trò đúng của thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn là: (1), (2), (5), (6).

10.11

Hãy kể tên một số bệnh về hệ tuần hoàn và cho biết nguyên nhân mắc các bệnh đó.

Phương pháp giải:

Lý thuyết một số bệnh về tuần hoàn

Lời giải chi tiết:

- Bệnh về hệ tuần hoàn gồm những bệnh về tim mạch (bệnh lí van tim, xơ cứng động mạch, rối loạn nhịp tim,...) và những bệnh về máu (thiếu máu, bệnh bạch cầu,...).

- Nguyên nhân gây nên các bệnh về hệ tuần hoàn có thể do di truyền hoặc bị ảnh hưởng mạnh bởi lối sống (hút thuốc lá; thiếu tập luyện thể dục, thể thao; chế độ dinh dưỡng không hợp lí;...).

10.12

Ở tim người, tại sao thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất, thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải?

Phương pháp giải:

Lý thuyết hệ tuần hoàn ở động vật

Lời giải chi tiết:

- Thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất do tâm nhĩ co bóp tống máu xuống tâm thất, còn tâm thất có vai trò co bóp tống máu ra động mạch.

- Tâm thất phải có thành mỏng hơn vì nhiệm vụ của tâm thất phải là đẩy máu vào động mạch phổi để máu lên phổi (vòng tuần hoàn nhỏ). Đường đi của vòng tuần hoàn nhỏ không dài lắm nên áp lực đẩy máu của tâm thất phải không lớn, chỉ khoảng 30 mmHg. Tâm thất trái có thành dày hơn vì nhiệm vụ của tâm thất trái là đẩy máu vào động mạch chủ để máu đi nuôi cơ thể (vòng tuần hoàn lớn). Đường đi của vòng tuần hoàn lớn rất dài nên áp lực đẩy máu của tâm thất trái rất lớn, khoảng 120 mmHg.

10.13

Bảng sau đây cho biết nhịp tim (nhịp/phút) ở một số loài động vật. Hãy nhận xét và giải thích mối quan hệ giữa nhịp tim và kích thước cơ thể của động vật.

Động vật

Nhịp tim

Động vật

Nhịp tim

Voi

25 - 40

Chó

70 - 80

Ngựa

30 - 45

Mèo

110 - 130

Trâu

40 - 50

Thỏ

220 - 270

50 - 70

Chuột

720 - 780

Cừu, dê

70 - 80

Dơi

600 - 900

Lợn

60 - 90

Gà, vịt

240 - 400

Phương pháp giải:

Quan sát bảnh trên

Lời giải chi tiết:

- Nhịp tim là số lần co bóp của tim trong 1 phút. Nhịp tim thay đổi tuỳ loài, độ tuổi, giới tính,... Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể, động vật có kích thước cơ thể càng nhỏ thì nhịp tim càng cao và ngược lại.

- Giải thích: Có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật nêu trên là do tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (tỉ lệ S/V) khác nhau. Động vật có kích thước cơ thể càng nhỏ thì tỉ lệ này càng lớn, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, tiêu tốn nhiều năng lượng cho duy trì thân nhiệt, tốc độ chuyển hoá cao nên nhu cầu oxygen cao, nhịp tim và nhịp thở tăng.

10.14

Một người được chẩn đoán bị hở van giữa tâm thất và động mạch chủ. Lượng máu cung cấp cho cơ thể hoạt động trong một chu kì tim của người đó có bị thay đổi không? Tại sao? Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ gây hậu quả gì?

Phương pháp giải:

Lý thuyết tuần hoàn ở động vật

Lời giải chi tiết:

- Lượng máu cung cấp cho cơ thể ở người bị hở van giữa tâm thất và động mạch chủ trong một chu kì tim giảm vì van giữa tâm thất và động mạch chủ hở dẫn đến trong giai đoạn tâm trương, một phần máu từ động mạch chủ trào ngược trở lại tâm thất trái.

- Trong trường hợp này, tim phải tăng nhịp co bóp để cung cấp đủ lượng máu cho nhu cầu cơ thể, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy tim.

10.15

Các nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích.

a) Người đang vận động nặng thì huyết áp tăng, vận tốc máu giảm.

b) Ở người, sau khi nín thở vài phút thì tim đập nhanh hơn.

c) Ở người, khi hít phải khí CO thì huyết áp giảm.

d) Khi nghỉ ngơi, vận động viên thể thao có nhịp tim thấp hơn người bình thường nhưng lưu lượng tim vẫn giống người bình thường.

Phương pháp giải:

Lý thuyết tuần hoàn ở động vật

Lời giải chi tiết:

a) Sai. Vì người đang hoạt động cơ bắp tăng tiêu thụ O 2 ở cơ và tăng thải CO 2 vào máu → nồng độ O 2 trong máu thấp, nồng độ CO 2 trong máu cao, thụ quan hóa học ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ bị kích thích gửi xung thần kinh về trung khu điều hoà tim mạch làm tim đập nhanh và mạnh, do vậy tăng lưu lượng máu qua tim làm tăng huyết áp và vận tốc máu để tăng cường vận chuyển CO 2 để thải ra ngoài và vận chuyển O 2 đến các cơ quan.

b) Đúng. Vì sau khi nín thở nồng độ O 2 trong máu giảm và nồng độ CO 2 trong máu tăng, thụ quan hóa học ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ bị kích thích gửi xung thần kinh về trung khu điều hoà tim mạch làm tim đập nhanh và mạnh hơn.

c) Sai. Vì khi CO gắn với hemoglobin sẽ làm giảm nồng độ O 2 trong máu, do đó, làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp.

d) Đúng. Do cơ tim của vận động viên khỏe hơn cơ tim của người bình thường nên lượng máu tống ra trong giai đoạn tâm thu nhiều hơn → khi nhịp tim giảm vẫn đảm bảo được lưu lượng tim và lượng máu cung cấp cho các cơ quan.


Cùng chủ đề:

Giải SBT Sinh học 11 Bài 5. Thực hành: Quan sát lục lạp và tách chiết sắc tố; chứng minh sự hình thành sản phẩm quang hợp trang 18, 19 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 6. Hô hấp ở thực vật trang 20, 21, 22 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 7. Thực hành: Một số thí nghiệm về hô hấp ở thực vật trang 23, 24, 25 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 8. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật trang 26, 27, 28 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 9. Hô hấp ở động vật trang 30, 31, 32 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 10. Tuần hoàn ở động vật trang 34, 35, 36 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 11. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn trang 37, 38 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 12. Miễn dịch ở động vật và người trang 39, 40, 41 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 13. Bài tiết và cân bằng nội môi trang 42, 43, 44 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 14. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật trang 47, 48 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 15. Cảm ứng ở thực vật trang 49, 50, 51 - Chân trời sáng tạo