Giải SBT Sinh học 11 Bài 11. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn trang 37, 38 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Giải SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật


Bài 11. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn trang 37, 38 SBT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Dụng cụ nào sau đây được sử dụng để đo huyết áp?

11.1

Dụng cụ nào sau đây được sử dụng để đo huyết áp?

A. Nhiệt kế.

B. Ống nghe tim phổi.

C. Huyết áp kế điện tử.

D. Máy kích thích điện.

Phương pháp giải:

Huyết áp kế điện tử là dụng cụ được sử dụng để đo huyết áp.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

11.2

Trước khi tiến hành mổ ếch, ta cần thực hiện thao tác nào sau đây?

A. Đặt ếch lên khay mổ.

B. Cố định ếch bằng kim.

C. Gây tê ếch.

D. Huỷ tuỷ ếch.

Phương pháp giải:

Trước khi tiến hành mổ ếch, ta cần thực hiện thao tác huỷ tuỷ ếch. Việc huỷ tuỷ ếch sẽ khiến ếch không thể vận động, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các thao tác thí nghiệm sau đó dễ dàng hơn.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

11.3

Nguồn điện được sử dụng để kích thích thần kinh giao cảm – đối giao cảm ở ếch có hiệu điện thế là

A. 3 V.

B. 6 V.

C. 9 V.

D. 12 V.

Phương pháp giải:

Nguồn điện được sử dụng để kích thích thần kinh giao cảm – đối giao cảm ở ếch có hiệu điện thế là 6 V.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

11.4

Để đếm nhịp tim thông qua bắt mạch cổ tay, người ta dùng

A. ba ngón tay: ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út.

B. ba ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.

C. hai ngón tay: ngón trỏ và ngón giữa.

D. hai ngón tay: ngón giữa và ngón áp út.

Phương pháp giải:

Để đếm nhịp tim thông qua bắt mạch cổ tay, người ta dùng ba ngón tay: ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út đặt lên động mạch cổ hoặc cổ tay ở phía ngón cái và ấn nhẹ xuống cho đến khi thấy mạch đập ở đầu các ngón tay.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

11.5

Hãy sắp xếp các bước sau cho đúng thứ tự các bước tiến hành mổ lộ tim ếch:

(1) Cắt bỏ màng bao tim.

(2) Dùng kẹp và kéo cắt một nhát hình chữ V và cắt sang hai bên một khoảng da ngực hình tam giác.

(3) Lột bỏ xương ức.

(4) Cố định ếch trên khay mổ.

(5) Dùng kẹp và kéo cắt bỏ một mảnh cơ ở phần ngực theo hình tam giác đã cắt mẫu da.

Phương pháp giải:

Bước 1: Cố định ếch trên khay mổ.

Bước 2: Dùng kẹp và kéo cắt một nhát hình chữ V và cắt sang hai bên một khoảng da ngực hình tam giác.

Bước 3: Dùng kẹp và kéo cắt bỏ một mảnh cơ ở phần ngực theo hình tam giác đã cắt mẫu da.

Bước 4: Lột bỏ xương ức.

Bước 5: Cắt bỏ màng bao tim.

Lời giải chi tiết:

Thứ tự các bước tiến hành mổ lộ tim ếch: (4) → (2) → (5) → (3) → (1).

11.6

Một bạn học sinh tiến hành tìm hiểu tác động của một số chất hoá học đến hoạt động của tim ếch thông qua hai thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt adrenaline 1/100 000 lên dây thần kinh giao cảm.

- Thí nghiệm 2: Nhỏ vài giọt acetylcholine lên dây thần kinh đối giao cảm.

Hãy dự đoán kết quả của hai thí nghiệm trên.

Phương pháp giải:

Tác động của các hóa chất tới tim ếch

Lời giải chi tiết:

- Thí nghiệm 1: Adrenaline 1/100 000 kích thích dây giao cảm làm cho tim ếch đập nhanh, mạnh, nhịp tim tăng.

- Thí nghiệm 2: Acetylcholine kích thích dây thần kinh đối giao cảm làm cho tim ếch đập chậm, yếu, nhịp tim giảm.

11.7

Để chứng minh tính tự động của tim ếch, người ta dùng chỉ thắt ba nút ở các vị trí khác nhau của tim như Hình 11.1.

Có một số dự đoán sau đây về kết quả của thí nghiệm trên:

a) Khi thắt nút (1), tâm thất đập chậm và yếu hơn so với xoang tĩnh mạch.

b) Khi thắt nút (2), tâm thất đập nhanh hơn bình thường.

c) Khi thắt nút (3), chỉ có mỏm tim đập bình thường, các phần còn lại của tim không đập.

Các dự đoán trên đúng hay sai? Giải thích.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 11.1

Lời giải chi tiết:

a) Đúng. Vì khi thắt nút (1) thì xung điện phát ra từ nút xoang nhĩ không truyền được đến các phần còn lại của tim → tim không co hoặc co rất yếu.

b) Sai. Vì khi thắt nút (2) thì xung điện từ nút nhĩ thất không truyền được đến tâm thất → tâm thất ngừng đập một khoảng thời gian. Do ở thành tim có hạch tự động phụ Ludwig – Bidder nên sau đó tâm thất có thể đập trở lại nhưng chậm hơn.

c) Sai. Vì ở mỏm tim không có hạch để truyền xung điện nên khi thắt nút (3) thì mỏm tim sẽ không đập, các phần còn lại của tim vẫn đập bình thường.

11.8

Tại sao chúng ta có thể đếm nhịp tim thông qua bắt mạch? Có thể bắt mạch ở những vị trí nào trên cơ thể?

Phương pháp giải:

Khi tim co, tống máu vào động mạch chủ, máu tác động lên thành mạch làm cho mạch máu dãn ra.

Lời giải chi tiết:

- Chúng ta có thể đếm nhịp tim thông qua bắt mạch vì: Khi tim co, tống máu vào động mạch chủ, máu tác động lên thành mạch làm cho mạch máu dãn ra. Tuy nhiên, thành động mạch có tính đàn hồi nên sẽ co lại ngay lập tức để tống máu đi tiếp. Khi thành mạch dãn và co sẽ tạo ra nhịp đập của mạch, lúc ta cảm nhận được nhịp đập là khi thành động mạch dãn ra.

- Ta có thể bắt mạch ở các vị trí: động mạch cổ tay, động mạch ở cổ,…

11.9

Một bạn học sinh đưa ra ý kiến như sau: “ Khi mổ ếch, chỉ cần gây tê ếch chứ không cần huỷ tuỷ vì huỷ tuỷ có thể làm cho tim ngừng đập ”. Theo em, ý kiến này đúng hay sai? Giải thích.

Phương pháp giải:

Tủy sống điều khiển các cơ vận động của ếch, còn cơ tim hoạt động là do hệ dẫn truyền tim

Lời giải chi tiết:

Ý kiến này là sai vì tuỷ sống điều khiển các cơ vận động của ếch, còn cơ tim hoạt động là do hệ dẫn truyền tim. Việc huỷ tuỷ không làm tim ngừng đập mà chỉ làm cho các cơ của ếch bị liệt để dễ tiến hành thao tác mổ.

11.10

Khi tiến hành hủy tủy ếch, chúng ta cần lưu ý những gì?

Phương pháp giải:

Lưu ý khi tiến hành hủy tủy ếch

Lời giải chi tiết:

Khi huỷ tuỷ ếch cần chú ý:

- Xác định đúng vị trí huỷ tuỷ.

- Cầm ếch đúng tư thế.

- Nếu mũi kim chạm đúng tuỷ sống, ếch sẽ có phản ứng dùng hai chi trước che đầu. Nếu huỷ tuỷ thành công sẽ thấy ếch như mềm ra, hai chi sau buông thõng (khẽ lắc không thấy chi co lên); nếu ếch còn tự co chi sau lên được thì phải huỷ tuỷ lại.


Cùng chủ đề:

Giải SBT Sinh học 11 Bài 6. Hô hấp ở thực vật trang 20, 21, 22 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 7. Thực hành: Một số thí nghiệm về hô hấp ở thực vật trang 23, 24, 25 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 8. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật trang 26, 27, 28 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 9. Hô hấp ở động vật trang 30, 31, 32 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 10. Tuần hoàn ở động vật trang 34, 35, 36 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 11. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn trang 37, 38 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 12. Miễn dịch ở động vật và người trang 39, 40, 41 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 13. Bài tiết và cân bằng nội môi trang 42, 43, 44 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 14. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật trang 47, 48 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 15. Cảm ứng ở thực vật trang 49, 50, 51 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 16. Thực hành: Cảm ứng ở thực vật trang 53, 54, 55 - Chân trời sáng tạo