Bài 2. Thực hành: Tách chiết DNA trang 16, 17 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
Ở tế bào nhân thực, DNA tồn tại trong cấu trúc nào sau đây?
2.1
Ở tế bào nhân thực, DNA tồn tại trong cấu trúc nào sau đây?
A. Lưới nội chất hạt.
B. Lưới nội chất trơn.
C. Nhân tế bào.
D. Lysosome.
Phương pháp giải:
Vận dụng lý thuyết cấu trúc của tế bào nhân thực.
Lời giải chi tiết:
Ở tế bào nhân thực, DNA tồn tại trong nhân tế bào.
Đáp án C.
2.2
Để tách chiết DNA ra khỏi tế bào, người ta cần phá bỏ
A. nhân tế bào và lưới nội chất.
B. màng nhân và màng sinh chất.
C. ti thể và lục lạp.
D. ribosome và peroxisome.
Phương pháp giải:
Để tách chiết DNA ra khỏi tế bào, người ta cần phá bỏ màng nhân và màng sinh chất.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
2.3
Hóa chất nào sau đây được sử dụng để kết tủa DNA?
A. Cồn ethanol 70%.
B. Diphenylamine.
C. Dịch chiết nước dứa.
D. Nước rửa bát.
Phương pháp giải:
Dựa vào thí nghiệm tách chiết DNA.
Lời giải chi tiết:
Cồn ethanol 70% được sử dụng để kết tủa DNA.
2.4
Sau khi kết tủa DNA, người ta sử dụng hóa chất nào để kiểm tra sự có mặt của DNA? A. Cồn ethanol 70%. B. Diphenylamine. C. Dịch chiết nước dứa. D. Nước rửa bát.
Phương pháp giải:
Sau khi kết tủa DNA, người ta sử dụng hóa chất Diphenylamine để kiểm tra sự có mặt của DNA.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
2.5
Trong quy trình tách chiết DNA, việc sử dụng nước chiết dứa và nước rửa bát có tác dụng A. kết tủa DNA. B. nhận biết DNA. C. tách DNA ra khỏi nhân, ti thể hoặc lục lạp. D. loại bỏ các thành phần không mong muốn.
Phương pháp giải:
Dựa vào thí nghiệm tách chiết DNA.
Lời giải chi tiết:
Trong quy trình tách chiết DNA, việc sử dụng nước chiết dứa và nước rửa bát có tác dụng loại bỏ các thành phần không mong muốn.
Đáp án D.
2.6
Để tách chiết DNA ra khỏi tế bào, người ta tiến hành các bước sau:
(1) Rót dịch chiết mô vào cốc thuy tinh, sau đó, cho thêm vào cốc thuy tinh 30 mL nước rửa bát (hỗn hợp A). Dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều hỗn hợp A rồi để yên trong thời gian 10 - 15 phút.
(2) Dùng pipette hút 5 mL hỗn hợp A cho vào ống nghiệm, sau đó, cho thêm vào ống nghiệm 1mL dịch chiết nước dứa (hỗn hợp B). Dùng đũa thủy tinh khuấy thật nhẹ hỗn hợp Brồi để yên ống nghiệm trên giá đỡ trong thời gian 30 phút.
Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về quy trình trên?
a) Trong dịch chiết nước dứa có enzyme bromelain có tác dụng phân cắt protein thành các đoạn peptide nhỏ để loại protein ra khỏi DNA. b) Nếu chỉ sử dụng dịch chiết nước dứa vẫn có thể tách được DNA ra khỏi tế bào một cách hiệu quả. c) Việc sử dụng dịch chiết nước dứa và nước rửa bát có tác dụng phá huỷ màng nhân, màng sinh chất và thành tế bào. d) Tuỳ theo mẫu vật được sử dụng, người ta có thể không cần sử dụng dịch chiết nước dứa.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình tách chiết DNA.
Lời giải chi tiết:
a - Đ, b - S, b - S, c - Đ.
2.7
Tại sao dung dịch diphenylamine có thể được sử dụng để nhận biết sự có mặt của DNA?
Phương pháp giải:
Dựa vào thí nghiệm tách chiết DNA.
Lời giải chi tiết:
DNA phản ứng với diphenylamine dựa vào sự chuyển đổi của đường deoxyribose có trong phân tử DNA. Khi bị thủy phân ở nhiệt độ cao trong môi trường acid, deoxyribo chuyển thành hydroxylevulinyl aldehyde, phản ứng với diphenylamine tạo phức hợp màu xanh lam bền vững. Mức độ màu xanh lam tỉ lệ thuận với hàm lượng của DNA.