Cho tam giác OAB vuông tại O. Tính các tỉ số lượng giác của góc A trong mỗi trường hợp sau: a) AB = 7 cm, OB = 4 cm; b) OA = 5 cm, OB = 9 cm; c) AB = 11 cm, OB = 6 cm;
Tính giá trị các biểu thức sau: a) (P = frac{{tan {{60}^o}.cot {{30}^o}}}{{6sin {{30}^o}}}) b) (Q = frac{{sin {{45}^o}.cos {{45}^o}}}{{sin {{30}^o}.c{rm{os6}}{{rm{0}}^o}}})
Hãy viết các tỉ số lượng giác sau thành tỉ số lượng giác của các góc nhỏ hơn 45o. a) cos 69o b) cot 83o c) sin 77o d) tan 51o
Sử dụng máy tính cầm tay, tính tỉ số lượng giác của các góc sau (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị của phút): a) ({74^o}) b) ({38^o}) c) ({83^o}15')
Tìm các góc nhọn x, y, z trong mỗi trường hợp sau (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị của phút): a) cos x = 0,435 b) sin y = 0,451 c) tan z = 4,12 d) cot m = 0,824
Một cái thang dài 10 m đặt dựa vào tường sao cho chân thang cách tường 6,5 m (Hình 7). Tìm góc (alpha ) tạo bởi thang và tường (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị của độ).
Một màn hình ti vi có kích thước như trong Hình 8. Tính góc giữa đường chéo và hai cạnh.
Hai trụ điện cùng chiều cao được dựng thẳng đứng ở hai bên lề đối diện một đại lộ rộng 80 m (AC = 80 m). Từ một điểm M trên mặt đường giữa hai trụ người ta nhìn thấy đỉnh hai trụ điện với các góc nâng lần lượt là 60o và 30o. Tính chiều cao của trụ điện và khoảng cách từ điểm M đến gốc mỗi trụ điện.