Giải Sinh 11 bài 15 trang 101, 102, 103, 104 Cánh diều — Không quảng cáo

Sinh 11, giải sinh lớp 11 cánh diều Chủ đề 3. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Sinh 1


Bài 15. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trang 101, 102, 103, 104 SGK Sinh 11 - Cánh diều

Những biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sinh trưởng, phát triển ở sinh vật:

CH tr 101

MĐ: Những biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sinh trưởng, phát triển ở sinh vật:

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

CH: Quan sát hình 15.1, cho biết sự sinh trưởng và phát triển ở cây lạc (đậu phộng) diễn ra như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào các giai đoạn của sinh trưởng ở thực vật.

Lời giải chi tiết:

Sự sinh trưởng và phát triển ở cây lạc:

Hạt nảy mầm thành cây mầm, sau đó quá trình sinh trưởng mạnh ở đỉnh sinh trưởng giúp cây phát triển về chiều cao, từ mô phân sinh đỉnh phân hóa thành hoa. Sau khi hoa được thụ tinh sẽ hình thành các tia củ. Tia củ chui xuống đất và phát triển mạnh, tập trung chất dinh dưỡng và hình thành hạt.

CH tr 102

CH 1: Nêu các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Cho ví dụ minh họa ở thực vật.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng ở sinh vật là: sự tăng tế bào dẫn đến sự tăng khối lượng, kích thước cơ thể.

Ví dụ: Từ khi nảy mầm đến khi bắt đầu ra hoa, mỗi tháng cây cam cao thêm 20cm.

Dấu hiệu đặc trưng của phát triển ở sinh vật là: phân hóa tế bào, phát sinh hình thái, thay đổi chức năng sinh lí của cơ thể.

Ví dụ: cây cà chua ra hoa khi có lá thứ 14.

CH 2: Giải thích mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Cho ví dụ.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Sinh trưởng và phát triển có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển và ngược lại, phát triển là điều kiện thúc đẩy sự sinh trưởng.

Ví dụ:

Trong vòng đời của ếch thì nòng nọc phải sinh trưởng để đạt kích thước nhất định mới phát triển thành ếch, cơ thể ếch phải sinh trưởng đạt kích thước nhất định mới có thể phát triển phát dục sinh sản. Ngược lại, cơ thể trước tuổi phát dục có tốc độ sinh trưởng nhanh, còn sau tuổi sau phát dục có tốc độ sinh trưởng chậm lại.

CH tr 103

CH 1: Quan sát hình 15.2, mô tả những thay đổi trong vòng đời của bọ rùa (hình 15.2a) và cây đậu (hình 15.2b).

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về vòng đời của sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Ở con bọ rùa: vòng đời của bọ rùa được chia thành 4 giai đoạn: trứng → con non → nhộng → con trưởng thành. Hình thái của bọ rùa qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển là hoàn toàn khác nhau và khác với hình dáng của con trưởng thành.

Ở cây đậu: vòng đời của cây đậu được chia thành 5 giai đoạn: hạt → hạt nảy mầm → cây non → cây trưởng thành → cây ra hoa và tạo quả. Hình thái của của cây đậu từ khi nảy mầm đến khi ra hoa và tạo quả không có sự biến đổi nhiều về hình thái, chỉ thay đổi về chiều cao, số lá …

CH 2: Nêu các lĩnh vực có thể ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Các lĩnh vực có thể ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn là trong trồng trọt và chăn nuôi, bằng cách đưa ra các biện pháp nuôi trồng, chăm sóc và khai thác sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn trong còng đời để thu hiệu quả cao nhất.

CH tr 104

CH: Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Tuổi thọ của con người phụ thuộc vào yếu tố di truyền và yếu tố môi trường sống, bao gồm chế độ ăn uống, tập luyện, trạng thái tâm lí, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, bệnh tật …

VD:

1. Tìm hiểu vòng đời của một loài thực vật hoặc động vật ở địa phương.

2. Giải thích vì sao để tiêu diệt muỗi cần vệ sinh nơi ở thường xuyên (đặc biệt là bể nước, bình chứa nước cắm hoa, …), tránh ứ đọng nước lâu ngày.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Câu 1.

Câu 2:

Để tiêu diệt muỗi cần vệ sinh nơi ở thường xuyên (đặc biệt là bể nước, bình chứa nước cắm hoa, …), tránh ứ đọng nước lâu ngày vì nước là môi trường thuận lợi để muỗi đẻ trứng và trứng phát triển.


Cùng chủ đề:

Giải Sinh 11 Ôn tập chủ đề 4 trang 150, 151 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 10 trang 68, 69, 70, 71, 72 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 11 trang 75, 76, 77 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 12 trang 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 13 trang 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 15 trang 101, 102, 103, 104 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 16 trang 105, 106,107, 108, 109, 110, 111, 112 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 17 trang 113, 114, 115, 116, 117 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 18 trang 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 19 trang 125, 126, 127, 128, 129 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 20 trang 132, 133, 134, 135 Cánh diều