Giải Sinh 11 bài 10 trang 68, 69, 70, 71, 72 Cánh diều — Không quảng cáo

Sinh 11, giải sinh lớp 11 cánh diều Chủ đề 1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh


Bài 10. Bài tiết và cân bằng nội môi trang 68, 69, 70, 71, 72 SGK Sinh 11 - Cánh diều

Bảng 10.1 thể hiện kết quả xét nghiệm máu lúc đói của một người phụ nữ 30 tuổi. Dựa vào kết quả xét nghiệm, dự đoán người này bị bệnh gì?

CH tr 68

MĐ:

Bảng 10.1 thể hiện kết quả xét nghiệm máu lúc đói của một người phụ nữ 30 tuổi. Dựa vào kết quả xét nghiệm, dự đoán người này bị bệnh gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng 10.1, em so sánh kết quả của các chỉ số với giá trị bình thường để đưa ra dự đoán phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Từ bảng 10.1, ta thấy chỉ số uric acid trong máu của đối tượng nằm trong ngưỡng giá trị bình thường; chỉ số glucose máu của người phụ nữ vượt quá giá trị bình thường nên có thể dự đoán người phụ nữ này bị bệnh tiểu đường.

LT:

Nêu các cơ quan tham gia bài tiết và sản phẩm bài tiết ở động vật.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết về hệ bài tiết ở người.

Lời giải chi tiết:

Các cơ quan tham gia bài tiết gồm: thận, gan, da và phổi.

Sản phẩm bài tiết của cơ thể là: mồ hôi, khí carbon dioxide, nước tiểu, phân …

CH tr 69

CH:

Quan sát hình 10.2, nêu vai trò của thận trong điều hòa thể tích máu, huyết áp máu.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 10.2 và chỉ ra vai trò của thận trong quá trình bài tiết nước tiểu.

Lời giải chi tiết:

Thận có vai trò điều hòa thể tích máu và huyết áp máu bằng cách: khi huyết áp giảm hoặc thể tích máu giảm, thận tăng tiết renin. Renin kích thích tạo angiotensin II kích thích co động mạnh làm giảm lượng nước tiểu tạo thành. Angiotensin II còn có vai trò kích thích tiết aldosterone làm tăng tái hấp thụ Na+, giảm tạo thành nước tiểu.

Từ đó thể tích máu, huyết áp tăng và về mức bình thường.

CH tr 70

CH 1:

Quan sát hình 10.3, nêu vai trò của thận trong điều hòa áp suất thẩm thấu máu.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 10.3 và nêu vai trò của thận trong điều hòa áp suất thẩm thấu máu.

Lời giải chi tiết:

Áp suất thẩm thấu tăng kích thích tiết hormone ADH, ADH kích thích tăng tái hấp thụ nước, làm giảm lượng nước tiểu => tăng lượng nước trong máu, từ đó làm giảm áp suất thẩm thấu của máu.

CH 2:

Nêu những biện pháp giúp phòng tránh bệnh sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng 10.2 để đưa ra biện pháp phòng tránh.

Lời giải chi tiết:

Biện pháp phòng tránh sỏi thận:

  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích
  • Điều trị bền vững các bệnh đái tháo đường, cao huyết áp …
  • Uống nhiều nước, ăn nhạt
  • Ăn nhiều trái cây và hoa quả
  • Tránh nhịn tiểu …

Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu:

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể
  • Không sử dụng nước uống có cồn và có nhiều caffeine.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thường xuyên
  • Tránh tắm bồn …

CH tr 71

CH:

Quan sát hình 10.4 và cho biết những cơ quan nào có ảnh hưởng đến thành phần nội môi.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 10.4 và chỉ ra các cơ quan tham gia cân bằng nội môi.

Lời giải chi tiết:

Cơ quan có ảnh hưởng đến thành phần nội môi là: hệ tiêu hóa, phổi, thận, da, gan …

CH tr 72

LT:

Quan sát hình 10.6, trình bày cơ chế điều hòa nồng độ glucose máu.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 10.6 và mô tả cơ chế điều hòa lượng đường huyết.

Lời giải chi tiết:

Khi nồng độ đường huyết tăng cao (sau bữa ăn nhiều đường), kích thích tuyến tụy tiết ra hormone insulin. Insulin có vai trò kích thích phân phối gucose tới tế bào sử dụng, tổng hợp glycogen từ các phân tử glucose và dự trữ ở gan. Nhờ vậy mà đường huyết giảm tới ngưỡng ổn định.

Khi nồng độ đường huyết giảm (lúc đói …) kích thích tuyến tụy tiết hormone glucagon, kích thích phân giải glycogen tại gan thành các phân tử glucose giải phóng vào máu, từ đó lượng đường huyết được duy trì ổn định.

VD:

Giải thích tại sao ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp.

Việc thường xuyên nhịn tiểu có thể dẫn đến tác hại gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào cơ chế cân bằng nội môi của cơ thể.

Lời giải chi tiết:

Khi ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng lượng natri trong máu và phá hủy đi sự cân bằng của natri và kali, từ đó làm giảm khả năng lọc nước của thận. Điều này dẫn tới nguy cơ cao bị tăng huyết áp do có nhiều chất lỏng không được lọc và gây thêm nhiều áp lực căng thẳng đến các mạch máu dẫn đến thận.

Việc thường xuyên nhịn tiểu khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát các cơ vòng của bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ tạo thành nguyên nhân cho hàng loạt biện lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu.


Cùng chủ đề:

Bài 8. Hệ tuần hoàn ở động vật trang 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60 SGK Sinh 11 - Cánh diều
Bài 9. Miễn dịch ở người và động vật trang 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67 SGK Sinh 11 - Cánh diều
Giải Sinh 11 Ôn tập chủ đề 2 trang 99, 100 Cánh diều
Giải Sinh 11 Ôn tập chủ đề 3 trang 130, 131 Cánh diều
Giải Sinh 11 Ôn tập chủ đề 4 trang 150, 151 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 10 trang 68, 69, 70, 71, 72 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 11 trang 75, 76, 77 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 12 trang 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 13 trang 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 15 trang 101, 102, 103, 104 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 16 trang 105, 106,107, 108, 109, 110, 111, 112 Cánh diều