Giải Sinh 11 Ôn tập chủ đề 2 trang 99, 100 Cánh diều — Không quảng cáo

Sinh 11, giải sinh lớp 11 cánh diều Chủ đề 2. Cảm ứng ở sinh vật - Sinh 11 Cánh diều


Ôn tập chủ đề 2 trang 99, 100 SGK Sinh 11 - Cánh diều

Hãy cho biết những khẳng định dưới đây về cảm ứng ở sinh vật là đúng hay sai. Giải thích.

CH 1

Hãy cho biết những khẳng định dưới đây về cảm ứng ở sinh vật là đúng hay sai. Giải thích.

A. Ở thực vật, hướng động bao gồm hướng động âm và hướng động dương.

B. Ở động vật, một cung phản xạ gồm ba khâu: tiếp nhận kích thích, dẫn truyền kích thích, trả lời kích thích.

C. Thụ thể chỉ có vai trò tiếp nhận kích thích ở môi trường ngoài.

D. Quá trình truyền tin qua synapse hóa học là quá trình dẫn truyền một chiều, từ đó tạo nên đặc điểm dẫn truyền một chiều của một phản xạ ở động vật.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về hiện tượng cảm ứng của sinh vật.

Lời giải chi tiết:

A đúng, hướng động ở thực vật được chia thành hướng động dương (sự vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sự vận động sinh trưởng hướng tránh xa nguồn kích thích).

B sai. Một cung phản xạ gồm 5 khâu:

  • Thụ thể tiếp nhận kích thích, hình thành xung thần kinh.
  • Dẫn truyền xung thần kinh đến trung ương thần kinh
  • Trung ương thần kinh xử lí thông tin, đưa ra quyết định trả lời kích thích, lữu giữ thông tin.
  • Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan trả lời
  • Cơ quan trả lời phản ứng lại kích thích.

C sai. Thụ thể có khả năng tiếp nhận kích thích từ cả môi trường trong và môi trường ngoài.

D đúng. truyền tin qua synapse hóa học là quá trình dẫn truyền 1 chiều.

CH 2

Nêu một số biện pháp làm tăng năng suất cây trồng dựa trên hiểu biết về cảm ứng ở thực vật.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về cảm ứng ở thực vật.

Lời giải chi tiết:

Biện pháp tăng năng suất cây trồng:

  • Dựng giàn cho cây họ bầu, bí phát triển.
  • Bón phân quanh gốc
  • Vun gốc cây, tỉa các cành non gần gốc
  • Trồng xen canh cây ưa sáng và cây ưa bóng

CH 3

Chó thường mừng khi chủ về và sủa khi khách lạ đến. Hãy cho biết phản xạ này của chó là loại phản xạ gì (phản xạ có điều kiện hay không điều kiện), thuộc loại tập tính gì (bẩm sinh hay học được).

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về tập tính ở động vật.

Lời giải chi tiết:

Phản xạ chó thường mừng khi chủ về và sủa khi khách lạ đến thuộc loại phản xạ không điều kiện, thuộc loại tập tính bẩm sinh.

CH 4

Hãy cho biết những khẳng định liên quan đến cơ chế cảm giác ở người dưới đây là đúng hay sai? Giải thích.

A. Nếu tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai bị tổn thương thì thính lực sẽ giảm.

B. Ánh sáng từ vật qua giác mạc, thủy tinh thể và luôn được hội tụ ở võng mạc.

C. Chất liên kết với các thụ thể đau làm ức chế truyền tín hiệu có thể được sử dụng làm chất giảm đau.

D. Tổn thương dây thần kinh hướng tâm gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về cung phản xạ và cơ chế cảm nhận cảm giác.

Lời giải chi tiết:

A đúng, vì ốc tai đóng vai trò kích thích tế bào thụ cảm âm thanh hình thành xung thần kinh nên nếu tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai bị tổn thương thì thính lực sẽ giảm.

B đúng, vì vì khi ánh sáng tới võng mạc mới có thể kích thích tế bào thụ cảm ánh sáng hình thành xung.

C đúng, vì cơ chế tác động của thuốc giảm đau có thể là: liên kết với các thụ thể đau làm ức chế truyền tín hiệu đau.

D sai, vì những tổn thương ở dây thần kinh li tâm (neuron vận động) gây ảnh hưởng tới chức năng vận động của cơ thể.

CH 5

Tại sao khi nghe âm thanh cường độ cao thường xuyên sẽ làm giảm thính lực?

Phương pháp giải:

Dựa vào cơ chế cảm nhận âm thanh của cơ quan thính giác ở người.

Lời giải chi tiết:

Tiếng ồn lớn gây phá hủy các tế bào nằm trong ốc tai, là cơ quan có hình xoắn ốc nằm sâu trong tai. Các tế bào của ốc tai có thể tự phục hồi nếu bị tổn thương, nhưng nếu tai bị kích thích quá độ và lặp đi lặp lại nhiều lần, tế bào không thể phục hồi và chết đi.

Các tế bào lông bị hư hại không thể kích phát xung thần kinh, gây ảnh hưởng đến thính giác, làm giảm thính lực.


Cùng chủ đề:

Bài 5. Hô hấp ở thực vật trang 36, 37, 38, 39 SGK Sinh 11 - Cánh diều
Bài 6. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật trang 40, 41, 42, 43, 44 SGK Sinh 11 - Cánh diều
Bài 7. Hô hấp ở động vật trang 45, 46, 47, 48, 49 SGK Sinh 11 - Cánh diều
Bài 8. Hệ tuần hoàn ở động vật trang 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60 SGK Sinh 11 - Cánh diều
Bài 9. Miễn dịch ở người và động vật trang 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67 SGK Sinh 11 - Cánh diều
Giải Sinh 11 Ôn tập chủ đề 2 trang 99, 100 Cánh diều
Giải Sinh 11 Ôn tập chủ đề 3 trang 130, 131 Cánh diều
Giải Sinh 11 Ôn tập chủ đề 4 trang 150, 151 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 10 trang 68, 69, 70, 71, 72 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 11 trang 75, 76, 77 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 12 trang 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84 Cánh diều