Bài 5. Hô hấp ở thực vật trang 36, 37, 38, 39 SGK Sinh 11 - Cánh diều — Không quảng cáo

Sinh 11, giải sinh lớp 11 cánh diều Chủ đề 1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh


Bài 5. Hô hấp ở thực vật trang 36, 37, 38, 39 SGK Sinh 11 - Cánh diều

Khi bị ngập úng, mặc dù xung quanh gốc cây có rất nhiều nước nhưng cây vẫn bị chết héo. Giải thích hiện tượng này.

CH tr 36

MĐ:

Khi bị ngập úng, mặc dù xung quanh gốc cây có rất nhiều nước nhưng cây vẫn bị chết héo. Giải thích hiện tượng này.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Khi bị ngập úng, nước đi vào khe của các hạt đất nên làm giảm nồng độ oxygen trong đất. Rễ cây không lấy được oxygen để thực hiện hô hấp, không thể tạo ra năng lượng nên bị chết héo.

CH:

1. Dựa vào phương trình tổng quát, cho biết bản chất của quá trình hô hấp tế bào.

2. Dựa vào hình 5.1, trình bày các giai đoạn của quá trình hô hấp của thực vật.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hô hấp tế bào.

Lời giải chi tiết:

1.

Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp tế bào:

Bản chất của quá trinh hô hấp là quá trình oxi hóa chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng ATP cung cấp cho cơ thể.

2.

Quá trình hô hấp được chia thành 3 giai đoạn:

  • Đường phân
  • Oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs
  • Chuỗi truyền electron

CH tr 37

LT:

Hoàn thành bảng 5.1

Phương pháp giải:

Dựa vào diễn biến từng giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào.

Lời giải chi tiết:

CH:

1. Phân tích vai trò của quá trình hô hấp đối với thực vật.

2. Quá trình hô hấp sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu thiếu nước?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về vai trò của quá trình hô hấp đối với cơ thể sinh vật.

Lời giải chi tiết:

1.

Quá trình hô hấp ở thực vật có vai trò:

  • Giải phóng năng lượng trong các hợp chất hữu cơ thành dạng năng lượng tế bào trực tiếp sử dụng được là ATP, cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
  • Giải phóng năng lượng nhiệt giúp thực vật chống chịu thời tiết lạnh.
  • Tạo ra các sản phẩm trung gian là nguyên liệu của các quá trình tổng hợp chất hữu cơ khác.

2.

Nước là nguyên liệu của hô hấp. Nếu thiếu nước, quá trình hô hấp của tế bào sẽ bị ức chế và có thể ngừng lại.

CH tr 38

CH:

1. Phân tích ảnh hưởng của nồng độ O 2 đến quá trình hô hấp

2. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hô hấp ở thực vật?

3. Tại sao nồng độ CO 2 cao ảnh hưởng không tốt đến hô hấp ở thực vật?

4. Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về diễn biến của quá trình hô hấp tế bào.

Lời giải chi tiết:

1.

O2 là nguyên liệu của quá trình hô hấp. cây phát triển tốt khi được cung cấp đủ O2.

Nếu nồng độ O2 giảm xuống dưới 10% thì quá trình hô hấp sẽ bị ảnh hưởng.

2.

Nhiệt độ ảnh hưởng tới cường độ hô hấp của tế bào.

Nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp là khoảng 30 – 40 o C.

Nhiệt độ trên 40 o C sẽ làm biến tính enzyme dẫn tới giảm cường độ hô hấp.

Nhiệt độ từ 0 – 10 o C làm cường độ hô hấp giảm đi.

3.

CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp. Nồng độ CO2 cao dẫn đến nồng độ O2 giảm xuống, các tế bào sẽ chuyển hóa glucose theo con đường lên men gây lãng phí nguyên liệu và tích lũy acid ở nồng độ cao gây chết tế bào.

4.

Quá trình quang hợp và hô hấp trái ngược nhau nhưng lại thống nhất và liên quan mật thiết với nhau.

Sản phẩm của quang hợp là nguyên liêu của quá trình hô hấp và ngược lại. Thông qua quang hợp và hô hấp, quá trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào được diễn ra liên tục.

CH tr 39

Thí nghiệm hô hấp ở thực vật:

Học sinh trình bày và giải thích kết quả thu được.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về Học sinh trình bày và giải thích kết quả thu được.quá trình hô hấp tế bào.

Lời giải chi tiết:

Kết quả và giải thích: (bình có hạt ngâm nước sôi là bình 1, bình có hạt ngâm nước ấm là bình 2)

  • Que tăm đang cháy ở bình có hạt ngâm trong nước sôi vẫn cháy; que tăm ở bình có hạt ngâm trong nước ấm bị tắt.

=> Quá trình hô hấp tế bào ở hạt nảy mầm diễn ra rất mạnh, hô hấp lấy O2 vào và thải ra CO2. Que diêm vẫn cháy ở bình 1 vì hạt ngâm trong nước sôi nên hô hấp tế bào bị ức chế. Que diêm ở bình 2 bị tắt vì hạt hô hấp mạnh nên không còn O2 trong bình để duy trì sự cháy.

Kết luận:

Hô hấp tế bào ở thực vật hấp thụ O2 và thải CO2.

VD:

1. Nêu một số biện pháp bảo quản rau xanh và hoa quả dựa trên nguyên tắc ức chế quá trình hô hấp.

2. Vì sao các hạt như lúa, ngô, đậu cần phải phơi khô trước khi bảo quản? Ngược lại, các hạt này cần phải ngâm vào trong nước trước khi gieo?

3. Năng suất cây trồng tăng khi quá trình quang hợp hay hô hấp chiếm ưu thế? Giải thích.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết về quá trình hô hấp tế bào.

Lời giải chi tiết:

1.

Một số biện pháp bảo quản rau xanh và hoa quả phổ biến như:

  • Làm giảm lượng nước: phơi khô, sấy khô.
  • Làm giảm nhiệt độ: bảo quan trong tủ lạnh, kho lạnh.
  • Tăng nồng độ CO2 trong kho lạnh.

2.

Quá trình hô hấp tế bào xảy ra rất mạnh mẽ ở các loại hạt. Nước cần thiết cho quá trình hô hấp tế bào.

Trước khi bảo quản, cần phơi khô các loại hạt như lúa, ngô, đậu để làm giảm tối đa lượng nước trong tế bào, gây ức chế quá trình hô hấp. Vì vậy giữ nguyên được lượng chất hữu cơ trong hạt.

Để hạt nảy mầm cần rất nhiều năng lượng, năng lượng này được tạo ra từ quá trình hô hấp tế bào. Vì vậy trước khi gieo cần ngâm hạt và nước để tăng hàm lượng nước trong hạt, làm tăng cường độ hô hấp.

3.

Các chất hữu cơ chiếm khoản 90 – 95% tổng khối lượng chất khô của tế bào. Quá trình quang hợp tạo ra chất hữu cơ từ các phân tử chất vô cơ, ngược lại, hô hấp tế bào phân giải chất hữu cơ để tạo ra năng lượng. Vì vậy năng suất cây trồng tăng khi quá trình quang hợp chiếm ưu thế.


Cùng chủ đề:

Bài 5. Hô hấp ở thực vật trang 36, 37, 38, 39 SGK Sinh 11 - Cánh diều
Bài 6. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật trang 40, 41, 42, 43, 44 SGK Sinh 11 - Cánh diều
Bài 7. Hô hấp ở động vật trang 45, 46, 47, 48, 49 SGK Sinh 11 - Cánh diều
Bài 8. Hệ tuần hoàn ở động vật trang 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60 SGK Sinh 11 - Cánh diều
Bài 9. Miễn dịch ở người và động vật trang 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67 SGK Sinh 11 - Cánh diều
Giải Sinh 11 Ôn tập chủ đề 2 trang 99, 100 Cánh diều