Giải Sinh 11 bài 23 trang 152, 153, 154 Cánh diều — Không quảng cáo

Sinh 11, giải sinh lớp 11 cánh diều Chủ đề 5. Cơ thể là một thể thống nhất và ngành nghề li


Bài 23. Cơ thể là một thể thống nhất trang 152, 153, 154 SGK Sinh 11 - Cánh diều

Khi đá bóng, các cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể cầu thủ đã tham gia vào hoạt động này?

CH tr 152

MĐ: Khi đá bóng, các cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể cầu thủ đã tham gia vào hoạt động này?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 23.1 và vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Khi đá bóng, tất cả các cơ quan, bộ phận của hệ thần kinh, hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và hệ bài tiết đều phối hợp để thực hiện hoạt động này.

CH: Hãy lấy ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ:

Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ cao, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu giãn, nhịp thở nhanh và sâu hơn, mồ hôi tiết nhiều …

CH tr 153

CH: Quan sát hình 23.3, cho biết tại sao cơ thể người là một hệ thống mở.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 23.3 để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Giữa cơ thể với môi trường sống luôn có sự trao đổi, tác động qua lại thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Cơ thể lấy O2 qua hệ hô hấp, chất dinh dưỡng qua hệ tiêu hóa và thải ra ngoài môi trường CO2, chất thải, chất không cần thiết qua hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết. Vì vậy cơ thể người là hệ thống mở.

CH tr 154

CH: Lấy thêm ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của thực vật và động vật.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ:

  • Vào buổi trưa, trời nắng nóng, cơ thể thực vật tự điều chỉnh bằng cách đóng khí khổng lại để tránh sự thoát hơi nước.

  • Sau bữa ăn nhiều đường, hàm lượng glucose máu tăng cao, cơ thể có cơ chế điều chỉnh bằng cách kích thích tuyến tụy tiết hormone insulin giúp tăng biến đổi glucose thành glycogen dự trữ tại gan, khiến lượng đường máu về mức bình thường.

VD 1: Một người đứng yên và hít thở sâu liên tục sẽ có sự thay đổi như thế nào về nhịp tim? Giải thích.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Khi đứng yên và hít thở sâu liên tục, nhịp tim sẽ ổn định và đều. Vì khi hít thở sâu, dòng khí vào phổi lớn, các phế nang được thông khí mạnh giúp máu lấy được nhiều O 2 hơn, từ đó kéo dài chu kì tim và làm nhịp tim ổn định.

VD 2 : Sau khi ăn no, tại sao cần nghỉ ngơi?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về quá trình tiêu hóa của cơ thể.

Lời giải chi tiết:

Vì sau khi ăn no, cơ thể cần được nghỉ ngơi để dạ dày làm việc và tiêu hóa thức ăn. Nếu ta hoạt động tích cực ngay, bụng và dạ dày rất khó chịu, gây ra cảm giác đau đớn, làm giảm tác dụng tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, lâu ngày sẽ mắc bệnh về dạ dày.


Cùng chủ đề:

Giải Sinh 11 bài 18 trang 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 19 trang 125, 126, 127, 128, 129 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 20 trang 132, 133, 134, 135 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 21 trang 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 22 trang 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 23 trang 152, 153, 154 Cánh diều
Giải Sinh 11 bài 24 trang 155, 156, 157, 158 Cánh diều
Giải Sinh 11 ôn tập chủ đề 1 trang 74 Cánh diều
Giải Sinh 14 trang 93, 94, 95, 96, 97, 98 Cánh diều
Giải sinh 11 bài 1 trang 5, 6, 7, 8 Cánh diều
Giải sinh 11 bài 2 trang 9, 10, 11 Cánh diều