Ôn tập chủ đề 1 trang 74 SGK Sinh 11 - Cánh diều
Em hãy giải thích vì sao không nên để nhiều hoa tươi trong phòng ngủ.
Câu 1
Em hãy giải thích vì sao không nên để nhiều hoa tươi trong phòng ngủ.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Vào ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng vẫn duy trì hô hấp. Nếu trong phòng ngủ, đóng kín cửa mà để nhiều cây hoặc hoa thì rất dễ bị ngạt thở vì trong quá trình hô hấp cây đã lấy rất nhiều khí oxygen của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí carbon dioxide.
Câu 2
Biện pháp bảo quản nông sản nào đúng trong các biện pháp sau? Giải thích.
A. Giữ rau củ trong ngăn mát tủ lạnh.
B. Ngâm rau củ trong nước
C. Giữ các loại hạt đã phơi khô trong túi hút chân không.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về các yếu tổ ảnh hưởng tới quá trình hô hấp ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Biện pháp bảo quản nông sản đúng là:
A. Giữ rau củ trong ngăn mát tủ lạnh. Vì nhiệt độ thấp làm ức chế quá trình hô hấp ở rau củ.
C. Giữ các loại hạt đã phơi khô trong túi hút chân không. Vì môi trường chân không không có khí oxygen, ngăn cản quá trình hô hấp diễn ra.
Biện pháp bảo quản không đúng là:
B. Ngâm rau củ trong nước. Vì việc ngâm rau củ trong nước tạo điều kiện cho quá trình hô hấp diễn ra gây thất thoát chất hữu cơ, đồng thời làm mất đi khoáng chất trong thực phẩm.
Câu 3
Các biện pháp chăm sóc cây trồng sau đây đúng hay sai? Giải thích.
A. Tưới đều nước cả vào rễ, thân và lá.
B. Tưới nước vào buổi trưa khi trời đang nóng.
C. Cắt tỉa các cành nhỏ ở phía gốc cây.
D. Tưới đẫm nước duy nhất một lần trong ngày.
E. Xới xào giữ cho đất tơi xốp.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về cân bằng nước ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Biện pháp chăm sóc cây trồng đúng là:
C. Cắt tỉa các cành nhỏ ở phía gốc cây. Vì việc tỉa các cành nhỏ ở phía gốc cây giúp tập tủng nguồn dinh dưỡng đi nuôi các cành lớn và đỉnh sinh trưởng.
D. Tưới đẫm nước duy nhất một lần trong ngày. Vì phương pháp này kích thích rễ cây phát triển toàn diện ngay cả phần rễ đâm sâu.
E. Xới xào giữ cho đất tơi xốp. Vì việc xới xào đất giúp tạo ra các khoảng trống giữa các hạt đất, làm tăng hàm lượng oxygen trong đất giúp rễ cây hô hấp mạnh.
Biện pháp chăm sóc sai là:
A. Tưới đều nước cả vào rễ, thân và lá. Vì việc tưới nước vào lá cây làm cản trở quá trình thoát hơi nước ở lá, dễ khiến cây mắc các bệnh nấm mốc, gây ra hiện tượng phản chiếu ánh sáng tạo các vết cháy nhẹ trên lá.
B. Tưới nước vào buổi trưa khi trời đang nóng. Vì nước khiến lá cây tăng nhiệt độ, ảnh hưởng tới các tế bào biểu bì lá cây, có thể gây nên các lỗ thủng trên bề mặt lá.
Câu 4
Hãy giải thích vì sao khi ăn không nên vận động mạnh.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Vì sau khi ăn no, cơ thể cần đc nghỉ ngơi để dạ dày làm việc và tiêu hóa thức ăn. Nếu ta hoạt động tích cực ngay, bụng và dạ dày rất khó chịu, gây ra cảm giác đau đớn, làm giảm tác dụng tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, lâu ngày sẽ mắc bệnh về dạ dày.
Câu 5
Bảng dưới đây thể hiện một số thay đổi của cơ thể một người khỏe mạnh, bình thường khi hoạt động mạnh so với khi nghỉ ngơi. Hãy giải thích những thay đổi đó.
Phương pháp giải:
Dựa vào vai trò của thận trong điều hòa thể tích máu và huyết áp máu.
Lời giải chi tiết:
Từ bảng trên, ta thấy lúc hoạt động mạnh, nhịp tim và nhịp hô hấp đều tăng lên và tốc độ tạo nước tiểu giảm so với khi nghỉ ngơi.
Vì khi cơ thể hoạt động mạnh, nhịp thở tăng, nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng cao dẫn tới nhịp tim tăng, lượng máu đi tới cơ xương tăng cao để cung cấp oxygen và chất hữu cơ cho các tế bào, vì vậy lượng máu tới thận giảm và lượng nước tiểu giảm đi.
Câu 6
Những khẳng định về hệ tuần hoàn ở động vật sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
A. Hệ tuần hoàn cấu tạo gồm: tim, động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.
B. Ở động vật có hệ tuần hoàn kép, áp lực máu động mạch chủ cao hơn động mạch phổi.
C. Tim hoạt động tự động do nút xoang nhĩ có khả năng tự động phát xung.
D. Vận động viên thể thao có nhịp tim trung bình khi nghỉ ngơi thấp hơn người cùng độ tuổi, giới tính nhưng không luyện tập thể dục thể thao.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về hệ tuần hoàn ở động vật.
Lời giải chi tiết:
A đúng. Vì hệ tuần hoàn có cấu tạo gồm 2 phần: tim và hệ mạch, trong đó hệ mạch gồm 3 loại mạch máu: động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
B đúng. Vì quãng đường di chuyển của máu trong vòng tuần hoàn lớn dài hơn rất nhiều so với vòng tuần hoàn nhỏ nên áp lực máu chảy ở động mạch chủ cao hơn nhiều so với máu trong động mạch phổi.
C đúng. Tính tự động của tim là do hoạt động của hệ dẫn truyền tim, cụ thể là khả năng tự phát xung của nút xoang nhĩ và truyền tới các phần khác.
D đúng. Đối với vận động viên thể thao, khi hoạt động thể lực mạnh, nhịp tim tăng lên, lâu dài sẽ khiến tim khỏe mạnh hơn, cơ tim dày lên và lượng máu đẩy vào động mạch trong mỗi chu kì tim nhiều hơn so với người bình thường. Vì vậy nên lúc nghỉ ngơi, nhịp tim của vận động viên sẽ thấp hơn so vơi người bình thường không tập luyện.
Câu 7
Những phát biểu dưới đây về các phản ứng sinh lí có thể xảy ra với cơ thể người khi ăn mặn (ăn nhiều muối) liên tục trong thời gian dài.
(1) Nồng độ hormone ADH trong máu cao hơn bình thường.
(2) Huyết áp cao hơn bình thường.
(3) Nồng độ hormone aldosterone trong máu cao hơn bình thường.
(4) Nồng độ renin trong máu thấp hơn bình thường.
Hãy cho biết trong bốn phát biểu trên, những phát biểu nào đúng? Giải thích.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học về quá trình bài tiết ở động vật.
Lời giải chi tiết:
Phát biểu đúng về các phản ứng sinh lí có thể xảy ra với cơ thể người khi ăn mặn (ăn nhiều muối) liên tục trong thời gian dài:
(1) Nồng độ hormone ADH trong máu cao hơn bình thường.
(2) Huyết áp cao hơn bình thường.
Giải thích:
Khi ăn mặn liên tục trong thời gian dài, nồng độ Na + trong máu tăng cao làm tăng ấp suất thẩm thấu của máu → tăng áp lực lên tim, khiến tim phải đẩy máu với áp lực lớn hơn để đưa máu đi nuôi cơ thể → nguy cơ tăng huyết áp.
Khi áp suất thẩm thấu của máu tăng, kích thích tiết ADH giúp tăng tái hấp thụ nước → làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu → giảm áp suất thẩm thấu của máu.