Giải sinh 11 bài Ôn tập chương 4 trang 178, 179 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Sinh 11, giải sinh lớp 11 chân trời sáng tạo Chương 4. Sinh sản ở sinh vật - Sinh 11 Chân trời sáng


Ôn tập chương 4 trang 178, 179 SGK Sinh 11 - Chân trời sáng tạo

Dấu hiệu nào sau đây không phải đặc trưng của sinh sản ở sinh vật? A, Vật chất di truyền được truyền đạt qua các thế hệ B, Xen kẽ thế hệ C, Hình thành cơ thể mới D, Điều hòa sinh sản

CH tr 179

CH1:

Dấu hiệu nào sau đây không phải đặc trưng của sinh sản ở sinh vật?

A, Vật chất di truyền được truyền đạt qua các thế hệ

B, Xen kẽ thế hệ

C, Hình thành cơ thể mới

D, Điều hòa sinh sản

Phương pháp giải:

Sinh sản ở sinh vật có một số dấu hiệu đặc trưng: có sự tham gia và truyền đạt vật chất di truyền, có sự hình thành cá thể mới

Lời giải chi tiết:

B, Xen kẽ thế hệ

CH2:

Sinh sản của Rêu thuộc hình thức nào?

A, Sinh sản vô tính

B, Sinh sản hữu tính

C, Sinh sản sinh dưỡng

D, Vừa sinh sản vô tính vừa sinh sản hữu tính

Phương pháp giải:

Rêu sinh sản bằng bào tử.

Lời giải chi tiết:

D, Vừa sinh sản vô tính vừa sinh sản hữu tính

CH3:

Những loài nào sau đây có hình thức sinh sản trinh sinh?

A, Rệp, tò vò, kiến, cá mập đầu búa

B, Ong, kiến, tò vò, cá sấu

C, Ong, kiến, rồng Komodo, cá mập đầu búa

D, Ong, bướm, rồng Komodo, cá mập đầu búa

Phương pháp giải:

Trinh sản là hình thức sinh sản trong đó các trứng không thụ tinh phát triển thành các cá thể có bột NST đơn bội

Lời giải chi tiết:

A, Rệp, tò vò, kiến, cá mập đầu búa

CH4:

Ngô là loài thực vật có cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. Hoa đực (bông cờ) xếp thành chùm ở đỉnh cây, còn hoa cái phát sinh từ chồi nách. Thông thường, vào mùa sinh sản, hạt phấn từ hoa đực rơi xuống hoa cái cùng cây để thụ phấn và thụ tinh, sau đó hình thành hạt; hạt này phát triển thành cây con mang đặc điểm di truyền của chính cây ban đầu. Trong nông nghiệp, người ta thường tạo ra các dòng ngô bất thụ đực để tránh hiện tượng thụ phấn giữa hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. Ở các dòng ngô bất thụ đực, hoa đực không tạo được hạt phấn hoặc hạt phấn không có khả năng thụ tinh, còn hoa cái vẫn có khả năng tạo giao tử.

a, Các cây ngô bất thụ đực có khả năng tạo hạt không? Nếu có thì chứng thực hiện điều đó bằng cách nào?

b, Việc tạo ra các dòng ngô bất thụ đực có ý nghĩa gì đối với nông nghiệp

Phương pháp giải:

Đọc đoạn thông tin và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a, Cây ngô bất thụ đực vẫn có thể sinh sản hữu tính vì cây này vẫn còn hoa cái để kết hợp với giao tử đực do cây bình thường tạo ra. Cây ngô bất thụ đực không tạo được hạt phấn hữu thụ nên không có ý nghĩa trong công tác chọn giống cây trồng.

b, Cây ngô bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ nhụy của cây làm bố

CH5:

Hãy chú thích Hình 1 và vẽ sơ đồ vòng đời của dương xỉ thể hiện rõ sự xen kẽ giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chú thích Hình 1:

(1) Thể giao tử: Hợp tử phát triển thành thể bào tử mới và một cây non lớn lên từ túi trứng của cây mẹ là thể giao tử

(2) Thể bào tử trưởng thành (2n)

(3) Ổ túi bài tử ở mặt dưới lá. Mỗi ổ là một cụm túi bào tử

(4) Túi bào tử

(5) Phát tán bào tử

(6) Thể giao tử non

(7) Túi trứng có chứa trứng

(8) Thể giao tử trưởng thành

(9) Tinh trùng

Sơ đồ vòng đời của dương xỉ:

CH6:

Hãy nêu một số thành tựu của thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi và trong sinh sản ở người ở nước ta

Phương pháp giải:

Thụ tinh nhân tạo còn gọi là phối giống nhân tạo, gieo tinh nhân tạo, là một phương pháp hỗ trợ sinh sản, thông qua một số biện pháp kỹ thuật, con người lấy tinh trùng từ con đực để pha chế, bảo quản và bơm vào đường sinh dục (tử cung) của con cái

Lời giải chi tiết:

- Thụ tinh ống nghiệm IVF ở người

- Thụ tịnh nhân tạo được áp dụng trên lợn vào năm 1958, trên bò vào năm 1960, trên trâu vào năm 1961, trên ngựa vào năm 1964. Năm 1970, cơ sở đông lạnh tinh dịch bò dạng viên được xây dựng tại Moncada thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Năm 1986, Viện Chăn nuôi đã ứng dụng thành công thụ tinh nhân tạo trên gà, năm 1990 trên ngỗng, năm 1991 ứng dụng cho lai xa giữa ngan và vịt, năm 1995 ứng dụng trên cho dê, năm 1997 ứng dụng trên chó nghiệp vụ. Đến nay, thụ tinh nhân tạo được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi lợn và bò.

CH7:

Hãy đề xuất các biện pháp hạn chế mang thai, nạo phá thai ở tuổi vị thành niên

Phương pháp giải:

Biện pháp hạn chế mang thai, nạo phá thai ở tuổi vị thành niên:

- Bao cao su

- Viên thuốc tránh thai loại phối hợp

- Thuốc ngừa thai khẩn cấp.

Lời giải chi tiết:

- Phương pháp tránh thai phù hợp nhất cho lứa tuổi này là bao cao su, viên thuốc tránh thai loại phối hợp và thuốc ngừa thai khẩn cấp.

- Tuyên truyền vận động, truyền thông, giáo dục về các biện pháp tránh thai hiện đại, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn và các nội dung liên quan cho người cung cấp dịch vụ, người được phá thai và vị thành niên, thanh niên.

- Kiểm soát, quản lý chặt chẽ dịch vụ phá thai tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;phá thai bằng thủ thuật, phá thai nội khoa bằng thuốc chỉ được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện hoạt động, có cung cấp dịch vụ phá thai theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.

CH8:

Hãy liệt kê tên một số động vật có khả năng tái sinh phần cơ thể đã mất (đuôi, chân)

Phương pháp giải:

Tham khảo các tài liệu , sách báo,…

Lời giải chi tiết:

Một số động vật như tôm, cua, thằn lằn có thể tái sinh các phần cơ thể bị mất vì: Ở những động vật này, tại vị trí xảy ra tổn thương có các tế bào gốc tiến hành phân chia để tạo thành các tế bào mới, các tế bào này tiến hành biệt hóa để tái tạo các mô, cơ quan bị mất đi.

CH9:

Hãy thống kê thời gian mang thai của một số động vật và cho biết thời gian mang thai có tỉ lệ thuận với trọng lượng cơ thể của con non khi mới sinh ra không?

Phương pháp giải:

Tham khảo các tài liệu , sách báo,…

Lời giải chi tiết:

- Thú có túi: 12 ngày

- Chuột: 3 tuần

- Thỏ: 1 tháng

- Chó: 58-68 ngày

- Người: 9 tháng 10 ngày

- Tê giác: 1 năm 6 tháng 12 ngày

- Voi châu Á: 2 năm 1 tháng

Thời gian mang thai không tỉ lệ thuận với trọng lượng cơ thể con non khi mới sinh ra

CH10:

Hãy tìm hiểu thực trạng nạo phá thai ở nước ta và đề xuất biện pháp phòng tránh

Phương pháp giải:

Tham khảo các tài liệu , sách báo,…

Lời giải chi tiết:

- Thực trạng: Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, tình trạng nạo phá thai cũng đang tăng theo trong giới trẻ chưa lập gia đình, chiếm gần 30% tổng số ca phá thai. Đặc biệt, có tới 53% phá thai muộn, không an toàn và phá thai trên 1 lần, cũng không thiếu những bạn nữ là học sinh, sinh viên đã hai lần chối bỏ đứa con của mình. Con số nạo phá thai thật đáng báo động. Vấn đề này không chỉ nhức nhối ở thực trạng nạo phá thai ở trẻ vị thành niên, mà còn ở tình trạng phá thai chung trong nữ giới nước ta cũng rất cao. Theo số liệu từ Viện Sức khỏe sinh sản và gia đình, Việt Nam là một trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trung bình mỗi ngày có 20 ca nạo phá thai, trong đó 30-40% người phá thai là các bạn học sinh, sinh viên và công nhân.

- Biện pháp

+ Về phía giới trẻ

Mỗi bạn trẻ chúng ta phải trang bị kiến thức giới tính cho mình. Không nên tự tìm hiểu qua bạn bè thiếu kiến thức hay qua những thước phim không lành mạnh, không nên coi thường việc giáo dục giới tính. Các bạn trẻ có thể đến các trung tâm tư vấn có uy tín hoặc nhờ những người hiểu biết giúp đỡ. Đồng thời, các bạn nên giữ ranh giới với người khác phái, nhất là các bạn đang yêu. Người xưa thường nói: “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén” hay “ Khôn ba năm dại một giờ”. Các bạn trẻ nên tham gia các đoàn hội, tạo một sân chơi lành mạnh và nói không với việc nạo phá thai.

+ Về phía gia đình

Trước tiên, gia đình phải là chỗ dựa vững chắc cho con cái, đặc biệt là ở độ tuổi mới lớn các em cần sự quan tâm nhiều hơn về việc giáo dục về giới tính, nhất là vai trò của người mẹ trong việc giáo dục con gái trước ngưỡng cửa của tuổi dậy thì. Cha mẹ cần đóng vai trò không chỉ là người thầy mà còn là người bạn thân để con cái tin tưởng chia sẻ những điều khó nói...

+ Về phía xã hội

Chúng ta cần đầu tư nhiều hơn nữa cho vị thành niên/thanh niên vì lợi ích của chính các em. Các em được học hành và khỏe mạnh sẽ có nhiều cơ hội để phát huy hết tiềm năng của mình, đồng thời sẽ có nhiều cơ hội để nhận các quyền mà mình được hưởng. Các em có thể tự giúp mình và gia đình của mình thoát khỏi đói nghèo. Các em sẽ chính là động lực tạo ra những sự thay đổi cho cộng đồng và cho thế hệ tương lai.

Tăng cường việc đưa giáo dục giới tính vào nhà trường, vào sinh hoạt vui chơi. Đồng thời, cần có biện pháp ngăn chặn nạo phá thai trái phép. Đó sẽ là một "lá chắn" quan trọng trong việc đưa các em thoát khỏi viễn cảnh phải làm mẹ sớm.


Cùng chủ đề:

Giải sinh 11 bài 27 trang 181, 182, 183 Chân trời sáng tạo
Giải sinh 11 bài 28 trang 184, 185 Chân trời sáng tạo
Giải sinh 11 bài Ôn tập chương 1 trang 89, 90 Chân trời sáng tạo
Giải sinh 11 bài Ôn tập chương 1 trang 126, 127 Chân trời sáng tạo
Giải sinh 11 bài Ôn tập chương 3 trang 155, 156 Chân trời sáng tạo
Giải sinh 11 bài Ôn tập chương 4 trang 178, 179 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Bài tiết và cân bằng nội môi - Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Cảm ứng ở thực vật - Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Cảm ứng ở động vật - Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnh - Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật - Sinh học 11 Chân trời sáng tạo