Giải tin học 12 bài D2 trang 63 SGK Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Tin 12, giải tin học 12 chân trời sáng tạo Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trườn


Bài D2. Giữ gìn tính nhân văn trong không gian mạng trang 62, 63, 64 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo

Một nhóm bạn trong lớp em cùng nhau tham gia trò chơi trực tuyến nhiều người

CH tr 62

Trả lời câu hỏi Khởi động trang 62 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo

Một nhóm bạn trong lớp em cùng nhau tham gia trò chơi trực tuyến nhiều người chơi có nội dung võ thuật cổ trang. Các bạn xưng hô với nhau bằng tên gọi trong trò chơi và phân chia ngôi thứ, giải quyết xung đột bằng những trận đánh một mất một còn trong trò chơi với quy ước kết quả trong trò chơi được dùng để giải quyết cho các vấn đề trong đời thực. Hãy cho biết suy nghĩ của em về sự việc trên.

Phương pháp giải:

Khi tham gia trò chơi trực tuyến với nội dung võ thuật cổ trang, các bạn đã đưa những ứng xử từ không gian ảo vào áp dụng thực tiễn. Đây là một việc làm không nên và gây ra rất nhiều ảnh hưởng không tốt.

Lời giải chi tiết:

Được trang bị khả năng ẩn danh cũng như sử dụng bí danh, mỗi cá nhân khi tham gia trò chơi trực tuyến và mạng xã hội có cơ hội được bộc lộ và thể hiện những duy nghĩ riêng, trải nghiệm thực hiện những hành vi không thể thực hiện trong thê giới thật. Lâu dần, việc sử dụng, tham gia và sống trong không gian mạng càng tăng, hình thành xu hướng sống ảo, ngồi hàng giờ liên tục để tham gia trò chơi trực tuyến để sưu tầm những vật phẩm ảo thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ và nhận được sự tán thưởng từ người chơi khác. Ngoài ra các trò chơi có tính bạo lực, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, lối sống bạo lực của người tham gia chơi, mất đi tính nhân văn của mạng xã hội và trò chơi trực tuyến.

CH tr 65 KP1

Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 65 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo

Nghiện trò chơi trực tuyến khiến sức khoẻ bị suy giảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ, hành vi và nhận thức. Hãy nêu một số ví dụ về những nguy cơ mà người nghiện trò chơi trực tuyến có thể gặp phải.

Phương pháp giải:

Nghiện trò chơi trực tuyến khiến rất nhiều người gặp các vấn đề không chỉ về thể chất mà cả tinh thần. Những nguy hại này có thể ảnh hưởng rất lâu về sau.

Lời giải chi tiết:

Nghiện trò chơi trực tuyến khiến sức khoẻ bị suy giảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ, hành vi và nhận thức. Một số những nguy cơ mà người nghiện trò chơi trực tuyến có thể gặp phải:

- Mỗi cá nhân khi tham gia trò chơi trực tuyến và mạng xã hội có cơ hội được bộc lộ và thể hiện những suy nghĩ riêng, trải nghiệm thực hiện những hành vi không thể thực hiện trong thế giới thật. Lâu dần, việc sử dụng, tham gia và sống trong không gian mạng càng tăng, hình thành xu hướng sống ảo, ngồi hàng giờ liên tục để tham gia trò chơi trực tuyến để sưu tầm những vật phẩm ảo thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ và nhận được sự tán thưởng từ người chơi khác.

- Ngoài ra các trò chơi có tính bạo lực, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, lối sống bạo lực của người tham gia chơi.

- Tốn thời gian và sức khoẻ không cần thiết vào các trò chơi trực tuyến, bỏ bê xao nhãng học tập và công việc.

CH tr 65 KP2

Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 65 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo

Sống ảo là một hiện tượng, trào lưu phổ biến hiện nay trên các trang mạng xã hội. Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng này, đưa ra một số ví dụ minh hoạ và đề xuất những điều chỉnh cần thiết để gìn giữ tính nhân văn trên mạng xã hội.

Phương pháp giải:

Sống ảo đã và đang là một hiện tượng rất phổ biến diễn ra hàng ngày trên các trang mạng xã hội. Điều này mang tới rất nhiều hệ lụy cho bản thân người sống ảo và cả mọi người xung quanh. Kết hợp suy nghĩ bản thân và những kiến thức bản thân được học để phân tích vấn đề trên.

Lời giải chi tiết:

Sống ảo là một hiện tượng, trào lưu phổ biến hiện nay trên các trang mạng xã hội.

- Suy nghĩ của em về hiện tượng này: Sống ảo là một hiện tượng, trào lưu phổ biến hiện nay trên các trang mạng xã hội. Lâu dần, việc sử dụng, tham gia sống trong không gian mạng ngày càng tăng, hình thành xu hướng sống ảo, đăng hình ảnh được chỉnh sửa kĩ thuật số khiến mọi người lầm tưởng về ngoại hình của mình, viết những bình luận chạy theo trào lưu độc -lạ để tăng lượt yêu thích, thêm người theo dõi và khoe khoang về bản thân trên mạng xã hội.

- Một số ví dụ minh hoạ và đề xuất những điều chỉnh cần thiết để gìn giữ tính nhân văn trên mạng xã hội: Tính nhân văn được thể hiện qua việc giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, biết lắng nghe và chia sẻ các khó khăn của người khác, không phân biệt đối xử theo chủng tộc, sắc tộc, giới tính hoặc tôn giáo, đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và đồng cảm với họ. Mỗi cá nhân và cộng đồng trong xã hội phải xây dựng được ý thức kỉ luật và hành động trên tinh thần đồng cảm, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền riêng tư, bảo vệ quyền lợi của người khác và có trách nhiệm với hành động của mình.

CH tr 65 KP3

Trả lời câu hỏi Khám phá 3 trang 65 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo

Em hãy chọn một trong hai nội dung dưới đây để tìm hiểu và trao đổi với các bạn:

Những nội dung pháp luật Việt Nam quy định trách nhiệm của cá nhân khi tham gia không gian mạng.

Tên những cơ quan chức năng giám sát, bảo đảm an toàn thông tin trên toàn bộ không gian mạng tại Việt Nam.

Phương pháp giải:

Lập nhóm cùng bạn bè và trao đổi về một trong hai nội dung:

- Những nội dung pháp luật Việt Nam quy định trách nhiệm cá nhân khi tham gia không gian mạng.

- Tên những cơ quan chức năng giám sát, bảo đảm an toàn thông tin trên toàn bộ không gian mạng tại Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

Em hãy chọn một trong hai nội dung dưới đây để tìm hiểu và trao đổi với các bạn:

Những nội dung pháp luật Việt Nam quy định trách nhiệm của cá nhân khi tham gia không gian mạng như sau:

- Tìm hiểu, tuân thủ, tuyên truyền và phổ biến những nội dung của pháp luật Việt Nam liên quan đến các hoạt động trong không gian mạng: Luật Công nghệ thông tin; Luật An toàn thông tin mạng; Luật An ninh mạng; Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử; Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

- Khi đọc tin tức trên mạng xã hội, em cần tìm hiểu kĩ nội dung, kiểm tra tính chính xác của thông tin, đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và đồng cảm với họ trước khi thể hiện quan điểm cá nhân của mình (yêu thích hoặc phản đối) cũng như chia sẻ lại cho những người dùng khác, tránh làm tổn hại uy tín, danh dự và quyền riêng tư của cá nhân, tập thể khác.

Tên những cơ quan chức năng giám sát, bảo đảm an toàn thông tin trên toàn bộ không gian mạng tại Việt Nam như sau:

- Tăng cường vai trò kiểm duyệt nội dung từ các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lí nhà nước (Hình 2): công ty phát hành trò chơi trực tuyến và công ty quản lí trang mạng xã hội cần thực hiện kiểm duyệt nội dung xấu, độc, chống phá nhà nước, vi phạm thuần phong mĩ tục,... trước khi cho phép xuất bản hoặc chia sẻ; Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia' thực hiện chức năng giám sát an toàn thông tin trên toàn bộ không gian mạng tại Việt Nam, cung cấp và đề xuất các nhà cung cấp dịch vụ mạng ở Việt Nam tiến hành ngăn chặn thông tin theo từ khoá, nội dung, nguồn tin được xác nhận; các đơn vị chức năng của Bộ Công An, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới cung cấp thông tin và hợp tác phù hợp với luật pháp nước sở tại và thông lệ quốc tế.

- Giám sát hành vi người dùng: công ty phát hành trò chơi trực tuyến và công ty quản lí trang mạng xã hội cần giám sát hành vi của người dùng để nhận biết các hoạt động phân biệt đối xử, hành vi trái đạo đức, xuyên tạc, làm tổn hại đến danh dự của nhà nước, tổ chức, cá nhân, cố ý phá hoại hệ thống máy tính; hạn chế sự lạm dụng và có các hình thức xử lí mang tính ngăn chặn, răn đe và giáo dục; đảm bảo tất cả người dùng đều được phục vụ trong môi trường an toàn

CH tr 65 KP4

Trả lời câu hỏi Khám phá 4 trang 65 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo

Vì một số người dân địa phương nhận diện hai người phụ nữ bán hàng rong giống với hình chụp nhóm bắt cóc trẻ em đang được cảnh báo trên mạng xã hội, họ đã bị bao vây và tấn công. Hãy cho biết suy nghĩ của em về cách ứng xử của người dân trong sự việc trên. Qua đó thảo luận và đề xuất những việc cần thực hiện khi tiếp nhận thông tin trên các trang mạng xã hội.

Phương pháp giải:

Hành động của người dân là bộc phát, cảm tính, chưa xác minh thông tin một cách cẩn thận làm tổn hại đến người khác => Cần khuyến cáo, lưu ý với mọi thông tin trên không gian mạng.

Lời giải chi tiết:

Vì một số người dân địa phương nhận diện hai người phụ nữ bán hàng rong giống với hình chụp nhóm bắt cóc trẻ em đang được cảnh báo trên mạng xã hội, họ đã bị bao vây và tấn công. Cách ứng xử của người dân trong sự việc trên là bộc phát, cảm tính. Trước sự việc như vậy, người dân địa phương nếu có sự nghi ngờ nên nhanh chóng báo cáo cơ quan chức năng, để họ tìm hiểu, kết luận và xử lý. Không nên tùy tiện bao vây và tấn công họ. Hành động đó là vi phạm pháp luật, mặc dù bản chất sự việc đó mang tính nhân văn, nhưng hành xử lại thiếu nhân văn và không tuân thủ pháp luật. Qua đó khi tiếp nhận thông tin trên các trang mạng xã hội chúng ta cần bình tĩnh, nhìn nhận, hành xử khéo léo, nhân văn, đúng pháp luật.

CH tr 65 KP5

Trả lời câu hỏi Khám phá 5 trang 65 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo

Trong một giờ dạy học trực tuyến, giáo viên yêu cầu bạn A phát biểu xây dựng bài học. Bạn Á phát biểu nhưng không bật camera. Bạn B nhắn tin lên nhóm trao đổi của lớp để nhắc nhở bạn A thì nhận lại được phân hồi gay gắt từ bạn A và dẫn đến tranh cãi giữa hai bạn với nhau trên mạng. Hãy trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử của hai bạn và đề nghị những điều chỉnh cần thiết.

Phương pháp giải:

Phân tích các yếu tố liên quan đến việc học trực tuyến từ tình huống thực tế. Việc giao tiếp trong không gian mạng cần sự tinh tế, quan sát kĩ lưỡng để tất cả cảm thấy phù hợp nhất.

Lời giải chi tiết:

Suy nghĩ về hành động của 2 bạn:

- Bạn A: Khi tham gia giờ học trực tuyến cũng như giờ học trên lớp đều có các quy định riêng, mà học viên cần phải tuân thủ, thể hiện sự tôn trọng nề nếp, nội quy của lớp. Nếu quy định của lớp là cần bật cam khi trả lời thì bạn A nên bật cam để trả lời. Ngoài ra, bật cam lên khi trả lời nhìn thấy biểu cảm khuôn mặt của nhau cũng là một hình thức giao tiếp cần thiết.

- Bạn B: Hành động của bạn B là rất tốt. Nhưng khi muốn nhắc nhở bạn A nên nhắn tin nhắc nhở riêng, tránh nhánh nhở chỗ đông người, làm bạn A tự ái, dẫn đến tranh cãi nhau, ảnh hưởng đến lớp học.

Một số điều chỉnh:

- Yêu cầu học sinh nghiêm khắc tuân thủ các quy định khi học trực tuyến.

- Cho phép học sinh thảo luận về bài học trong giờ học trực tuyến dưới sự quản lí phù hợp.

CH tr 66 LT1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 66 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo

Hãy nhận định tính đúng/sai trong những tình huống sau, đề xuất hướng điều chỉnh phù hợp và liên hệ bản thân.

a) Bạn A rất thích sử dụng mạng xã hội và thường xuyên đăng tải toàn bộ các trạng thái suy nghĩ cá nhân không phân biệt buồn, vui, tích cực, tiêu cực. b) Bạn B thường xuyên truy cập mạng xã hội, tìm kiếm các đáp án, hướng dẫn giải các bài tập và chia sẻ lại trên nhóm thảo luận trực tuyến của lớp.

b) Bạn B thường xuyên truy cập mạng xã hội, tìm kiếm các đáp án, hướng dẫn giải các bài tập và chia sẻ lại trên nhóm thảo luận trực tuyến của lớp.

c) Bạn C thích sưu tầm những tin tức giật gân và chia sẻ công khai trên trang Facebook cá nhân, chia sẻ riêng cho các bạn trên nhiều nền tảng mạng xã hội.

d) Bạn D chia sẻ liên kết dẫn đến một trung tâm tư vấn du học nước ngoài trên mạng cho các bạn trong lớp, kêu gọi các bạn đăng kí tham gia để được tư vấn đi du học.

e) Bạn E xác định bản thân sẽ trở thành người chơi trò chơi điện tử chuyên nghiệp và đã tham gia rất nhiều giải đấu thể thao điện tử trong, ngoài nước, là thành phần chính thức trong đội thi đấu của các nhà tài trợ. Rất nhiều bạn học trong lớp đã hâm mộ bạn ấy và dành phần lớn thời gian ngoài giờ lên lớp để tham gia các trò chơi điện tử cũng như theo dõi các trận thi đấu của bạn ấy, suy tôn lên mức thần tượng và sẵn sàng hỗ trợ mọi yêu cầu từ bạn để nhận được vé tham gia xem giải đấu trực tiếp.

g) Bạn G và các bạn rất thích học theo những trào lưu mới trên mạng xã hội, cập nhật các cách sử dụng từ ngữ mới đôi khi hơi khó hiểu và hướng dẫn lại cho các bạn trong lớp cùng học và sử dụng theo.

Phương pháp giải:

Kết hợp thực tiễn và các kiến thức được học để đảm bảo tính nhân văn trong không gian mạng để trả lời các tình huống.

Lời giải chi tiết:

a) Sai. Không nên đăng quá thường xuyên các nội dung tiêu cực nên mạng xã hội. Vì nhiều người không hiểu cội nguồn vào bình luận lại làm cho tình hình tiêu cực hơn.

b) Đúng. Vì việc làm này giúp ích cho việc học tập, học hỏi lẫn nhau.

c) Sai. Không nên chia sẻ các tin tức giật gân và chia sẻ công khai tên trang cá nhân, hoặc các nền tảng xã hội khác vì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân và người khác. Đặc biệt là các thông tin chưa được kiểm chứng.

d) Đúng. Đây là thông tin tốt, dẫn đến cơ hội tốt cho nhiều bạn học sinh.

e) Sai. Nên cần bằng việc học tập và thời gian tham gia các trò chơi điện tử, tránh việc sao nhãng học hành.

g) Sai. Chúng ta nên bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Sử dụng các từ ngữ mới trên mạng xã hội sẽ gây khó hiểu, đôi khi hiểu lầm cho người khác.

CH tr 65 LT2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 66 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo

Hãy thảo luận với các bạn trong lớp về những tình huống vi phạm tính nhân văn trong không gian mạng và khung hình phạt tương ứng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm. Qua đó, để xuất giải pháp khắc phục, giúp người dùng nhận biết và không vô tình rơi vào các tình huống vi phạm tương tự.

Phương pháp giải:

Lập nhóm cùng các bạn trong lớp thảo luận về các hành vi vi phạm tính nhân văn trong không gian mạng và các hình phạt tương ứng có thể phải nhận.

=> cách khắc phục để mọi người có thể giao tiếp một các nhân văn phù hợp trong không gian mạng.

Lời giải chi tiết:

Những tình huống vi phạm tính nhân văn trong không gian mạng và khung hình phạt tương ứng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm và giải pháp khắc phục hậu quả như sau:

Căn cứ tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội: 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Theo đó, hành vi cung cấp, chia sẻ những thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt 10.000.000 đồng đến 20.000.000, được quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/ND-CP.

CH tr 66 VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 66 SGK Tin học 12 Chân trời sáng tạo

Hãy đề xuất các nội dung truyền thông trên mạng xã hội cho sự kiện “Lễ ra trường” dành cho học sinh lớp 12 ở trường em sao cho đạt hiệu quả lan toả lớn, kêu gọi được sự tham gia hỗ trợ về con người, cơ sở vật chất mà vẫn đảm bảo tính nhân văn.

Phương pháp giải:

Xác định mục đích của các nội dung sẽ làm truyền thông: hiệu quả lan tỏa lớn, kêu gọi sự tham gia hỗ trợ về con người, cơ sở vật chất nhưng phải đảm bảo tính nhân văn.

Lời giải chi tiết:

Nội dung truyền thông trên mạng xã hội cho sự kiện “Lễ ra trường” dành cho học sinh lớp 12 ở trường em như sau:

- Thời gian, địa điểm, thành phần.

- Văn nghệ

- Trang phục

- Chụp ảnh lưu niệm

- Tri ân thầy cô

- Liên hoan


Cùng chủ đề:

Giải tin học 12 bài B4 trang 31 SGK Chân trời sáng tạo
Giải tin học 12 bài B5 trang 37 SGK Chân trời sáng tạo
Giải tin học 12 bài B6 trang 43 SGK Chân trời sáng tạo
Giải tin học 12 bài B7 trang 47 SGK Chân trời sáng tạo
Giải tin học 12 bài D1 trang 57 SGK Chân trời sáng tạo
Giải tin học 12 bài D2 trang 63 SGK Chân trời sáng tạo
Giải tin học 12 bài E1 trang 193 SGK Chân trời sáng tạo
Giải tin học 12 bài E2 trang 57 Chân trời sáng tạo
Giải tin học 12 bài E3 trang 64 SGK Chân trời sáng tạo
Giải tin học 12 bài E4 trang 72 SGK Chân trời sáng tạo
Giải tin học 12 bài E5 trang 78 SGK Chân trời sáng tạo