Toán lớp 5 Bài 16. Số thập phân (tiếp theo) - SGK cánh diều
a) Chuyển các hỗn số sau thành số thập phân rồi đọc các số thập phân đó .... a) Đọc các số thập phân (theo mẫu) ....
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 42 SGK Toán 5 Cánh diều
a) Chuyển các hỗn số sau thành số thập phân rồi đọc các số thập phân đó:
b) Nêu phần nguyên và phần thập phân trong mỗi số thập phân ở câu a.
Phương pháp giải:
a) Có thể viết hỗn số thành một phân số có:
• Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.
• Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.
b) Những chữ số ở bên trái dầu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
Lời giải chi tiết:
a) $3\frac{7}{{10}} = 3,7$ : Ba phẩy bảy
$5\frac{{63}}{{100}} = 5,63$ : Năm phẩy sáu mươi ba
$12\frac{{378}}{{1\,000}} = 12,378$ : Mười hai phẩy ba trăm bảy mươi tám
b) Số 3,7 có phần nguyên là 3 và phần thập phân là 7.
Số 5,63 có phần nguyên là 5 và phần thập phân là 63.
Số 12,378 có phần nguyên là 12 và phần thập phân là 378.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 42 SGK Toán 5 Cánh diều
a) Đọc các số thập phân (theo mẫu):
b) Viết mỗi số thập phân sau:
Phương pháp giải:
Muốn đọc (hoặc viết) một số thập phân, ta đọc (hoặc viết) lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết đọc (hoặc viết) phần nguyên, đọc (hoặc viết) dấu “phẩy”, sau đó đọc (hoặc viết) phần thập phân.
Lời giải chi tiết:
a) 2,71 đọc là hai phẩy bảy một hoặc đọc là hai phẩy bảy mươi mốt .
34,206 đọc là ba mươi tư phẩy hai không sáu hoặc đọc là ba mươi tư phẩy hai trăm linh sáu .
19,041 đọc là mười chín phẩy không bốn một hoặc đọc là mười chín phẩy không trăm bốn mươi mốt.
0,523 đọc là không phẩy năm hai ba hoặc đọc là không phẩy năm trăm hai mươi ba .
b)
Ba phẩy không không tám: 3,008
Mười lăm phẩy sáu: 15,6
Bảy phẩy ba chín: 7,39
Hai trăm năm mươi sáu phẩy bảy mươi ba: 256,73
Năm phẩy ba trăm linh hai: 5,302
Mười phẩy không trăm tám mươi hai: 10,082
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 43 SGK Toán 5 Cánh diều
a) Đọc các số thập phân (theo mẫu):
b) Viết số thập phân có:
c) Chỉ vào từng chữ số trong mỗi số thập phân ở câu a và nói cho bạn nghe chữ số đó thuộc hàng nào.
Phương pháp giải:
- Đọc hoặc viết số thập phân theo mẫu
- Các chữ số ở phần thập phân từ trái sang phải lần lượt thuộc hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn
Lời giải chi tiết:
a) Số thập phân 0,9 đọc là không đơn vị, chín phần mười.
Số thập phân 4,72 đọc là bốn đơn vị, bảy mươi hai phần trăm.
Số thập phân 2,803 đọc là hai đơn vị, tám trăm linh ba phần nghìn.
Số thập phân 27,055 đọc là hai mươi bảy đơn vị, năm mươi lăm phần nghìn.
b) Bốn đơn vị, năm phần mười: 4,5
Không đơn vị, hai mươi lăm phần nghìn: 0,025.
Ba mươi hai đơn vị, tám mươi bảy phần trăm: 32,87.
Bảy nghìn không trăm linh ba đơn vị, bốn phần trăm: 7003,04.
c) Số 0,9 có:
- Chữ số 0 thuộc hàng đơn vị.
- Chữ số 9 thuộc hàng phần mười.
Số 4,72 có:
- Chữ số 4 thuộc hàng đơn vị.
- Chữ số 7 thuộc hàng phần mười.
- Chữ số 2 thuộc hàng phần trăm.
Số 2,083:
- Chữ số 2 thuộc hàng đơn vị.
- Chữ số 0 thuộc hàng phần mười.
- Chữ số 8 thuộc hàng phần trăm.
- Chữ số 3 thuộc hàng phần nghìn.
Số 27,055:
- Chữ số 2 thuộc hàng chục.
- Chữ số 7 thuộc hàng đơn vị.
- Chữ số 0 thuộc hàng phần mười.
- Chữ số 5 thuộc hàng phần trăm.
- Chữ số 5 thuộc hàng phần nghìn.
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 43 SGK Toán 5 Cánh diều
Số?
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và điền số thập phân thích hợp vào ô trống.
Lời giải chi tiết:
Chiếc bút màu dài 7,5 cm.
Quả dứa cân nặng 1,3 kg.
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 43 SGK Toán 5 Cánh diều
Sử dụng thước thẳng đo độ dài của một số đồ dùng học tập rồi ghi lại kết quả đo với đơn vị xăng-ti-mét.
Ví dụ: Chiếc gọt bút chì dài 3,6 cm.
Phương pháp giải:
- Sử dụng thước thẳng đo độ dài của các đồ dùng học tập
- Ghi lại kết quả với đơn vị xăng-ti-mét.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Cục tẩy dài 2,5 cm.