Toán lớp 5 Bài 32. Nhân hai số thập phân - SGK chân trời sáng tạo
Đặt tính rồi tính: a) 2,6 × 5,1 b) 0,71 × 4,2 c) 0,18 × 0,54 Số? Tính rồi so sánh giá trị của các biểu thức. a) 6,4 × 7 và 7 × 6,4 5,3 × 8,2 và 8,2 × 5,3 b) (9,2 × 2) × 0,5 và 9,2 × (2 × 0,5)
Thực hành Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 75 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Đặt tính rồi tính:
a) 2,6 × 5,1
b) 0,71 × 4,2
c) 0,18 × 0,54
Phương pháp giải:
Muốn nhân hai số thập phân ta làm như sau:
- Đặt tính rồi nhân như nhân các số tự nhiên.
- Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ra ở tích bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Lời giải chi tiết:
Thực hành Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 75 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Số?
Phương pháp giải:
Muốn nhân hai số thập phân ta làm như sau:
- Đặt tính rồi nhân như nhân các số tự nhiên.
- Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ra ở tích bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Lời giải chi tiết:
Luyện tập Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 75 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Tính rồi so sánh giá trị của các biểu thức.
a) 6,4 × 7 và 7 × 6,4
5,3 × 8,2 và 8,2 × 5,3
b) (9,2 × 2) × 0,5 và 9,2 × (2 × 0,5)
Phương pháp giải:
Tính rồi so sánh giá trị của các biểu thức.
Lời giải chi tiết:
a)
- Ta có: 6,4 × 7 = 44,8
7 × 6,4 = 44,8
Ta thấy giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
- Ta có: 5,3 × 8,2 = 43,46
8,2 × 5,3= 43,46
Ta thấy giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
b)
Ta có: (9,2 × 2) × 0,5
= 18,4 × 0,5
= 9,2
9,2 × (2 × 0,5)
= 9,2 × 1
= 9,2
Ta thấy giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
Luyện tập Câu 2
Trả lời câu hỏi 3 trang 75 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Tính bằng cách thuận tiện.
a) 0,2 × 3,9 × 50
b) 6,7 × 2,5 × 40
c) 0,5 × 8,3 × 2 000
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức: a × b × c = a × (b × c)
Lời giải chi tiết:
a) 0,2 × 3,9 × 50
= (0,2 × 50) × 3,9
= 10 × 3,9
= 39
b) 6,7 × 2,5 × 40
= 6,7 × (2,5 × 40)
= 6,7 × 100
= 670
c) 0,5 × 8,3 × 2 000
= (0,5 × 2 000) × 8,3
= 1 000 × 8,3
= 8 300
Luyện tập Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 75 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Một người đi xe đạp trung bình mỗi giờ đi được 14,5 km. Hỏi trong 2,5 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
Phương pháp giải:
Tính số km xe máy đi được trong 2,5 giờ = số ki-lô-mét xe máy đi được trong 1 giờ x 2,5
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
1 giờ: 14,5 km
2,5 giờ: ? km.
Bài giải
Trong 2,5 giờ người đó đi được số ki-lô-mét là:
14,5 × 2,5 = 36,25 (km)
Đáp số: 36,25 km.
Luyện tập Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 75 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Số?
Bác Ba sơn hai mặt của một bức tường có dạng hình chữ nhật cao 1,2 m và dài 7,5 m. Biết rằng để sơn mỗi mét vuông tường thì cần dùng 0,2 l sơn. Bác Ba cần dùng .?. l sơn để sơn bức tường đó.
Phương pháp giải:
Tính diện tích 1 mặt bức tường = chiều dài x chiều rộng
Tính diện tích 2 mặt bức tường = diện tích 1 mặt bức tường x 2
Tính số lít sơn để sơn bức tường = số lít sơn để sơn 1 mét vuông x diện tích 2 mặt bức tường
Lời giải chi tiết:
Diện tích 1 mặt bức tường là:
1,2 × 7,5 = 9 (m 2 )
Diện tích 2 mặt bức tường là:
9 × 2 = 18 (m 2 )
Số lít sơn để sơn bức tường là:
18 × 0,2 = 3,6 (lít)
Vậy Bác Ba cần dùng 3,6 l sơn để sơn bức tường đó