Giải Toán lớp 5 Bài …. Tenbai - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Toán lớp 5, giải bài tập SGK toán lớp 5 chân trời sáng tạo Chủ đề 3. Hình tam giác, hình thang, hình tròn SGK Toán


Toán lớp 5 Bài 43. Hình tam giác - SGK chân trời sáng tạo

Đề bài Nêu tên các hình tam giác, các cạnh, các góc của mỗi hình tam giác dưới đây và cho biết tam giác nào là tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù. tam giác đều. Nêu đường cao và đáy tương ứng được vẽ trong mỗi hình tam giác dưới đây. Dùng ê-ke, thước thẳng để vẽ đường cao tương ứng với đáy BC của tam giác ABC và đáy PR của tam giác PQR (sử dụng tờ giấy có hình vẽ các tam giác như hình bên).

Thực hành Câu 1

Nêu tên các hình tam giác, các cạnh, các góc của mỗi hình tam giác dưới đây và cho biết tam giác nào là tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù. tam giác đều.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của các tam giác:

- Hình tam giác có một góc vuông là tam giác vuông.

- Hình tam giác có một góc tù là tam giác tù.

- Hình tam giác có ba góc nhọn là tam giác nhọn.

- Hình tam giác có ba góc 60 0 là tam giác đều.

Lời giải chi tiết:

- Hình tam giác ABC là tam giác vuông có:  các cạnh AB, BC, AC và các góc đỉnh A, góc đỉnh B, góc vuông đỉnh C.

- Hình tam giác HKI là tam giác tù có:  các cạnh HK, KI, HI và các góc đỉnh H, góc đỉnh I, góc tù đỉnh K.

- Hình tam giác LMN là tam giác nhọn có:  các cạnh LN, LM, MN và các góc đỉnh L, góc đỉnh M, góc đỉnh N.

- Hình tam giác DEG là tam giác đều có:  các cạnh DE, EG, DG và các góc đỉnh D, góc đỉnh E, góc đỉnh G.

Ta có: độ dài các cạnh của tam giác đều bằng nhau.

Thực hành Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 90 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Nêu đường cao và đáy tương ứng được vẽ trong mỗi hình tam giác dưới đây.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về đáy và đường cao trong tam giác.

Lời giải chi tiết:

- Hình tam giác ABC: Đáy là AB, đường cao tương ứng là CK.

- Hình tam giác MNP: Đáy là NP, đường cao tương ứng là MH.

- Hình tam giác STU: Đáy là SU, đường cao tương ứng là TI.

- Hình tam giác DEG: Đáy là EG, đường cao tương ứng là DE.

Thực hành Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 90 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Dùng ê-ke, thước thẳng để vẽ đường cao tương ứng với đáy BC của tam giác ABC và đáy PR của tam giác PQR (sử dụng tờ giấy có hình vẽ các tam giác như hình bên).

Phương pháp giải:

- Cách vẽ đường cao tương ứng với đáy BC của tam giác ABC:

Bước 1: Đặt ê-ke.

Bước 2: Vẽ

Bước 3: Ghi tên đường cao.

- Cách vẽ đường cao tương ứng với đáy PR của tam giác PQR:

Bước 1: Vẽ kéo dài cạnh PR.

Bước 2: Đặt ê-ke và Vẽ

Bước 3: Ghi tên đường cao.

Lời giải chi tiết:

Khám phá

Trả lời câu hỏi Khám phá trang 90 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

An đố Nhiên: Mình có hai tấm bìa hình tam giác như hình bên. Làm thế nào để cắt một hình thành hai mảnh rồi ghép với hình còn lại để được một hình chữ nhật? Em hãy giúp bạn Nhiên nhé!

Phương pháp giải:

Vận dụng tính chất về đường cao của tam giác, tính chất của hình chữ nhật.

Lời giải chi tiết:

Vì 2 hình tam giác có kích thước bằng nhau nên ta cắt hình tam giác nhạt màu thành 2 hình tam giác bé theo đường cao tương ứng với đáy BC.

Sau đó ghép lại ta được hình chữ nhật từ hai hình tam giác đã cho.


Cùng chủ đề:

Giải Toán lớp 5 Bài 98. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian - Chân trời sáng tạo
Giải Toán lớp 5 Bài 99. Ôn tập số đo thời gian, vận tốc, quãng đường, thời gian (tiếp theo) - Chân trời sáng tạo
Giải Toán lớp 5 Bài 100. Ôn tập một số yếu tố xác suất - Chân trời sáng tạo
Giải Toán lớp 5 Bài 101. Ôn tập một số yếu tố thống kê - Chân trời sáng tạo
Giải Toán lớp 5 Bài …. Tb - Chân trời sáng tạo
Giải Toán lớp 5 Bài …. Tenbai - Chân trời sáng tạo
Giải Toán lớp 5 tập 1 chân trời sáng tạo có lời giải chi tiết
Giải Toán lớp 5 tập 2 chân trời sáng tạo có lời giải chi tiết
Giải Toán lớp 5Bài 45. Hình thang - Chân trời sáng tạo
Giải toán lớp 5 Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ trang 22 Chân trời sáng tạo
Giải toán lớp 5 Ôn tập cuối năm trang 70 Chân trời sáng tạo