Giải Tôi yêu em trang 10 SBT Ngữ văn 11 - Cánh diều — Không quảng cáo

SBT Văn 11 - Giải SBT Ngữ văn 11 - Cánh diều Bài 1: Thơ và truyện thơ - SBT Ngữ văn 11 Cánh diều


Giải bài Tôi yêu em trang 10 sách bài tập văn 11 - Cánh diều

Tìm hiểu về sự nghiệp văn học của Pu-skin và ghi lại những điều đáng lưu ý giúp cho việc đọc hiểu bài thơ Tôi yêu em. Lí do nào khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ muốn nói lời từ giã với cô gái?

Câu 1

Câu 1 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một) :

Tìm hiểu về sự nghiệp văn học của Pu-skin và ghi lại những điều đáng lưu ý giúp cho việc đọc hiểu bài thơ Tôi yêu em.

Phương pháp giải:

Tham khảo các nguồn tài liệu, sách báo, Internet, chọn lọc và giới thiệu đôi nét về sự nghiệp văn học của Pu-skin cũng như bài thơ Tôi yêu em.

Lời giải chi tiết:

- Sự nghiệp văn học của Pu-skin:

+Chủ đề xuyên suốt trong các tác phẩm của ông là chủ đề tình yêu. Theo ông, tình yêu chính là dưỡng chất và không khí không thể thiếu, luôn nhiệt tình và nồng cháy. Bởi vậy, những tác phẩm của ông đa số được viết về tình yêu, qua đó cho thấy những đóng góp của Puskin với văn học vô cùng lớn. Trong đó, cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là thể Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ, trong đó có 13 bản trường ca bất hủ. Có thể thấy Puskin hoàn toàn xứng đáng là “Mặt trời của thi ca Nga”.

+ Trong những tác phẩm thơ, tác giả Puskin luôn thể hiện tâm hồn khao khát tự do với tình yêu nhân dân Nga.

+ Cuộc đời của Pushkin từ đó cũng gắn liền với nhiều người phụ nữ, nặng lòng với chữ tình. Điểm đó đã ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của đại thi hào trong suốt cuộc đời của mình.

- Vài điều lưu ý khi đọc hiểu bài thơ Tôi yêu em:

+ Bài thơ Tôi yêu em được viết năm 1829, liên quan tới câu chuyện tình có thực: Pu-skin yêu nàng A.A.Ô-lê-nhi-a xinh đẹp và ngỏ lời cầu hôn nhưng không được nàng nhận lời. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ gắn với một mối tình cụ thể nhưng Tôi yêu em lại mang ý nghĩa phổ quát toàn nhân loại khi nói lên được tình cảm, tâm trạng chung của đôi lứa trong tình yêu. Tôi yêu em là bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin, được xem là “viên ngọc vô giá trong kho tàng văn học Nga”.

Câu 2

Câu 2 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một) :

Lí do nào khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ muốn nói lời từ giã với cô gái?

Phương pháp giải:

Đọc hiểu nội dung của bài thơ, chú trọng vào những tình tiết, chi tiết thơ quan trọng để tmf ra lí do khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ muốn nói lời từ giã với cô gái.

Lời giải chi tiết:

Qua câu thơ “ Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai/ Nhưng không để em bận lòng thêm nữa” có thể thấy nhân vật trữ tình trong bài thơ muốn nói lời từ giã với cô gái bởi muốn cô gái được thanh thản, không buồn phiền bởi bất cứ điều gì.

→ Đáp án đúng: C.

Câu 3

Câu 3 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một) :

Cụm từ nào trở thành điệp khúc được lặp lại nhiều lần trong bài thơ? Tác dụng nghệt thuâtj của biện pháp lặp cấu trúc đó là gì?

Phương pháp giải:

Từ việc đọc hiểu nội dung thơ, xác định và nêu lên ý nghĩa của biện pháp lặp cấu trúc được sử dụng trong bài.

Lời giải chi tiết:

- Cụm từ trở thành điệp khúc được lặp lại nhiều lần trong bài thơ: “Tôi yêu em” được lặp lại ba lần trong bài thơ tạo thành điệp khúc.

→ Tác dụng nghệ thuật của biện pháp lặp cấu trúc này là:

- Tạo nên giọng điệu chủ đạo của toàn bài.

- Làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Cảm xúc chủ đạo “Tôi yêu em” sẽ chi phối tình cảm, suy tư của tác giả; vì “Tôi yêu em” mà “ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”, vì “Tôi yêu em” nên “không để em bận lòng thêm nữa”, vì “Tôi yêu em” mà “Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”. Lại cũng vì “Tôi yêu em” mà cầu trời cho em được người khác yêu em cũng như tôi đã từng yêu.

Câu 4

Câu 4 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một) :

Trong mạch cảm xúc của bài thơ, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt và cho thấy điều gì trong quan niệm về tình yêu của tác giả?

Phương pháp giải:

Sau khi đã phân tích và tìm hiểu nội dung bài thơ, chú trọng vào mạch cảm xúc; đặc biệt là hai dòng thơ cuối để đưa ra những quan niệm về tình yêu mà tác giả đã truyền tải.

Lời giải chi tiết:

- Trong mạch cảm xúc của bài thơ, hai dòng thơ kết vừa kết nối tự nhiên với cảm xúc đã có ở những dòng thơ trên, vừa mang đến ấn tượng bất ngờ. Dòng thơ thứ năm khái quát lại tình cảm “Tôi yêu em” rất chân thành, đằm thắm. Người đọc chờ đợi tình cảm “tôi yêu em” trào dâng ở dòng thơ cuối mãnh liêtj hơn với việc bằng mọi giá “tôi” sẽ yêu được em. Thế nhưng thật bất ngờ lại là sự từ giã tình yêu với lời chúc, lời mong ước người mình yêu sẽ hạnh phúc cùng một mối tình khác “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.

- Hai dòng thơ kết cho thấy quan niệm về tình yêu của tác giả: Tình yêu chân chính là một tình yêu chân thành, tự nguyện chứ không phải là sự chiếm đoạt bằng mọi giá, luôn mang đến niềm hạnh phúc và những điều tốt đẹp cho người mình yêu ngay cả khi mối tình đó không thành.

Câu 5

Câu 5 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một) :

Nêu cảm nhận của em về nhân vật xưng “tôi” trong bài thơ.

Phương pháp giải:

Từ những cảm nhận của cá nhân mình về nhân vật “tôi” sau khi tìm hiểu bài thơ, nêu những nhận xét, đánh giá riêng. Những cảm nhận mang tính cá nhân đó phải dựa trên cơ sở văn bản bài thơ, phù hợp với nội dung của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Sau khi đọc và cảm nhận bài thơ “Tôi yêu em” của tác giả Pu-skin, nhân vật “tôi” hay cũng chính là tác giả đã để lại trong em nhiều suy tưởng sâu sắc. Nhân vật “tôi” là người con trai mang lòng si tình sâu sắc với người con gái, qua cách tác giả thể hiện nội dung, có thể thấy được tình cảm yêu đương da diết, đằm thắm nhưng lại rất cao cả. Dù chân thành rất mực, say đắm hết mình nhưng không vì thế mà mất đi lý trí; nhân vật “tôi” vẫn giữ cho mình được tinh thần cao thượng. Ông luôn nghĩ về người mình yêu, đặt niềm vui của nàng lên trên tác cả, vượt qua mọi sự ích kỉ và ghen tuông của bản thân để chân thành mong muốn, cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu. Tác giả Pu-skin là một người đàn ông si tình nhưng lại vô cùng lí trí.

Câu 6

Câu 6 (trang 10, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một) :

Từ bài thơ Tôi yêu em , hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu.

Phương pháp giải:

Sau khi đọc bài thơ Tôi yêu em và từ hình tượng nhân vật trữ tình “tôi”, bản thân đã rút ra được những cách ứng xử nào trong tình yêu, thể hiện bằng đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Bài làm

Bài thơ Tôi yêu em của tác giả Pu-skin là một bài thơ về chủ đề tình yêu vô cùng xuất sắc, da diết và để lại cho người đọc nhiều sự lắng đọng. Bài thơ đã cho ta thấy được một tình yêu nồng cháy, da diết và chân thực của chàng trai dành cho cô gái, hơn thế nữa dù tình yêu nồng cháy ấy không được đáp trả, chàng trai si tình vẫn luôn mong ước cho người mình yêu sẽ gặp được người tốt và yêu thương họ. Đó là cũng là một cách ứng xử cao đẹp trong tình yêu. Trong tình yêu, có đôi khi ta phải chấp nhận việc người mình yêu lại không có tình cảm với mình; đó là những quy luật vốn vẫn rất bình thường trong tự nhiên. Thay vì ép buộc, cố chấp, gượng gạo với thứ tình cảm méo mó ấy; ta cần phải bao dung, độ lượng, chúc cho người kia được hạnh phúc với người họ thực sự yêu. Đó là một cách ứng xử cao cả. Đôi khi việc cố chấp bên họ khiến họ khổ đau, gò bó; ta cũng cần phải chọn cách buông tay, mong cho họ gặp được người thực sự phù hợp. Hạnh phúc thực sự trong tình yêu không hẳn là bên nhau mà cũng có thể là nhìn người mình yêu được sống trong yêu thương, hạnh phúc và luôn mỉm cười.


Cùng chủ đề:

Giải Thề nguyền và vĩnh biệt trang 42 SBT Ngữ văn 11 - Cánh diều
Giải Thương nhớ mùa xuân trang 18 SBT Ngữ văn 11 - Cánh diều
Giải Tình ca ban mai trang 14 SBT Ngữ văn 11 - Cánh diều
Giải Tôi có một giấc mơ trang 46 SBT Ngữ văn 11 - Cánh diều
Giải Tôi muốn được là tôi toàn vẹn 42 SBT Ngữ văn 11 - Cánh diều
Giải Tôi yêu em trang 10 SBT Ngữ văn 11 - Cánh diều
Giải Trao duyên trang 17 SBT Ngữ văn 11 - Cánh diều
Giải Trái tim Đan - Kô trang 3 SBT Ngữ văn 11 - Cánh diều
Giải Vào chùa gặp lại trang 24 SBT Ngữ văn 11 - Cánh diều
Giải Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trang 41 SBT Ngữ văn 11 - Cánh diều
Giải bài tập tiếng Việt trang 7 SBT Ngữ văn 11 - Cánh diều