Tuần 16 trang 45, 46 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 4 Chân trời sáng tạo Bản 2
Nghe thầy cô chia sẻ về ý nghĩa của sống tiết kiệm
SHDC
1. Nghe thầy cô chia sẻ về ý nghĩa của sống tiết kiệm
2. Đại diện các lớp tham gia chia sẻ về những việc đã thực hành tiết kiệm ở nhà và ở trường
Phương pháp giải: HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên. HS
Lời giải chi tiết:
1. HS lắng nghe thầy cô chia sẻ về ý nghĩa của sống tiết kiệm
- Sống tiết kiệm (tiền bạc) sẽ giúp bản thân chủ động để mua các vật dụng, đồ dùng cần thiết trong cuộc sống
- Biết quý trọng tiền bạc, thời gian, sức lao động của chính mình và người xung quanh..
2. Đại diện các lớp tham gia chia sẻ về những việc đã thực hành tiết kiệm ở nhà và ở trường (Tắt điện khi ra khỏi lớp, khi không sử dụng; Ăn hết khẩu phần ăn của mình; Tiết kiệm tiền bạc để dành…)
HĐ 1
1. Kể những việc em đã làm để tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình
2. Thảo luận về những hành vi sống tiết kiệm
Phương pháp giải: HS dựa vào gợi ý và liên hệ bản thân để nêu và thảo luận về những hành vi sống tiết kiệm trong gia đình và cuộc sống
- Giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận
- Sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày
- Tắt nguồn điện sau khi không sử dụng
- Mở vòi nước vừa phải khi dùng
Lời giải chi tiết:
1. Kể những việc em đã làm để tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình
- Tự liệt kê những món đồ học tập thật sự cần thiết để nhờ bố mẹ mua
- Ăn cơm tại nhà, hạn chế ăn vặt hết sức có thể
- Sử dụng điện, nước vừa đủ nhu cầu của mình
- Giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận….
2. Thảo luận về những hành vi sống tiết kiệm
- Tắt nguồn điện, nước nếu không sử dụng
- Cố gắng ăn hết khẩu phần ăn của mình tránh lãng phí
- Trích một phần thu nhập để tiết kiệm…
HĐ 2
1. Thảo luận phương án xử lí các tình huống sau
2. Đóng vai nhân vật để xử lí các tình huống trên
Phương pháp giải: HS liên hệ bản thân đặt mình vào từng tình huống thảo luận và đóng vai để xử lí tình huống phù hợp nhất.
Lời giải chi tiết:
1. Thảo luận phương án xử lí các tình huống sau
- Tình huống 1: Nếu em là Hoàng, em sẽ gọi điện thoại cho bố và nói với bố rằng “Mẹ đã cất công chế biến đồ ăn rất vất vả nên bố hãy về sớm để ăn cơm mẹ nấu nhé”, vừa để mẹ vui hơn vừa tránh lãng phí. Và em cũng bảo với mẹ rằng nếu bố về muộn không ăn thì nên nấu ít lại để tránh lãng phí.
- Tình huống 2: Nếu là Hoa, em sẽ nói với mẹ rằng hôm sinh nhật đã được tặng chiếc váy đỏ mới rồi nên thôi không mua nữa để dịp khác.
2. HS tự đóng vai nhân vật để xử lý các tình huống trên.
HĐKN
Thực hiện sống tiết kiệm trong gia đình
Phương pháp giải: HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên.
Lời giải chi tiết: HS tiếp tục tự thực hiện các hành vi sống tiết kiệm trong gia đình
- Lập kế hoạch chi tiêu
- Tái sử dụng nilong, vỏ chai, giấy báo,..
- Hạn chế tối đa mua các vận dụng không cần thiết (đồ chơi mới dù đồ chơi cũ vẫn sử dụng được..)
SHL
1. Chia sẻ cách em sử dụng tiền tiết kiệm
2. Thảo luận về việc thực hiện phong trào Kế hoạch nhỏ của trường
Phương pháp giải: HS dựa vào gợi ý và liên hệ bản thân để chia sẻ cách sử dụng tiền tiết kiệm và thảo luận về việc thực hiện phong trào Kế hoạch nhỏ của trường
- Cách sử dụng tiền tiết kiệm: làm từ thiện; mua sách khoa học yêu thích…
- Thực hiện phong trào Kế hoạch nhỏ của trường: các loại phế liệu có thể thu gom; phân loại, gói đồ;..
Lời giải chi tiết:
1. Chia sẻ cách em sử dụng tiền tiết kiệm
- Sử dụng để mua những món đồ dùng học tập lặt vặt (tẩy, ruột bút, vở viết..)
- Quyên góp vào các dịp từ thiện cho HS hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ đồng bào miền Trung, quyên góp GĐ thương binh liệt sĩ….
- Thuê/mua truyện, sách hay cần thiết để đọc…
2. Thảo luận về việc thực hiện phong trào Kế hoạch nhỏ của trường
Thu gom giấy vụn, bìa, lon chai.. có thể tái chế được
Mỗi học sinh phải nộp tối thiểu 5kg
HĐKN
Thực hiện thu gom phế liệu
Phương pháp giải: HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập
Lời giải chi tiết: HS tự thực hiện thu gom phế liệu (giấy đã viết năm ngoái, giấy nháp, bìa bỏ, bìa cartoon, vỏ lon coca, bia, chai…)