Giải Tự đánh giá: Mầm non VBT Tiếng Việt 5 tập 2 Cánh diều — Không quảng cáo

Giải vở bài tập tiếng việt lớp 5 - VBT Tiếng Việt 5 - Cánh diều BÀI 11: CUỘC SỐNG MUÔN MÀU


Giải Tự đánh giá: Mầm non VBT Tiếng Việt 5 tập 2 Cánh diều

(1 điểm) Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng những cách nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

Câu 1

Trả lời câu 1 trang 12 vở bài tập Tiếng Việt 5 tập 2 – Cánh diều

(1 điểm) Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng những cách nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.

b) Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.

c) Nói với sự vật như nói với người.

d) Tác giả sử dụng cả ba cách trên.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng những cách: d) Tác giả sử dụng cả ba cách trên.

Câu 2

Trả lời câu 2 trang 12 vở bài tập Tiếng Việt 5 tập 2 – Cánh diều

(1 điểm) Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Nhờ những màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá.

b) Nhờ những cơn mưa phùn và sự im ắng của mọi vật.

c) Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật.

d) Nhờ có sự xuất hiện của những đám mây và chú thỏ.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

c) Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật.

Câu 3

Trả lời câu 3 trang 12 vở bài tập Tiếng Việt 5 tập 2 – Cánh diều

(2 điểm) Nội dung chính của bài thơ là gì? Đánh dấu ý vào những ô phù hợp:

Ý

ĐÚNG

SAI

a) Miêu tả vẻ đẹp của mầm non.

b) Miêu tả sự phát triển của rừng cây.

c) Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.

d) Miêu tả vẻ đẹp tươi xanh, dịu dàng của mùa xuân.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Ý

ĐÚNG

SAI

a) Miêu tả vẻ đẹp của mầm non.

V

b) Miêu tả sự phát triển của rừng cây.

V

c) Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.

V

d) Miêu tả vẻ đẹp tươi xanh, dịu dàng của mùa xuân.

V

Câu 4

Trả lời câu 4 trang 12 vở bài tập Tiếng Việt 5 tập 2 – Cánh diều

(2 điểm) a) Từ "mầm non" trong bài thơ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đánh dấu ý vào ô trước ý đúng:

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

b) Em hãy đặt một câu có từ "mầm non" được dùng theo nghĩa khác với nghĩa trong bài thơ.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a)

v

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

b) Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước.

Câu 5

Trả lời câu 5 trang 13 vở bài tập Tiếng Việt 5 tập 2 – Cánh diều

(4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm nhận của em về vẻ đẹp, sức sống của mầm non, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép. Gạch dưới câu ghép đó.

Phương pháp giải:

Em dựa vào cảm nhận về bài thơ để viết đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Mùa xuân đến mang theo biết bao nhiêu sự sống mới trở về. Thiên nhiên mùa xuân căng tràn sức sống, những mầm non cũng vậy đây là một khởi đầu mới cho cuộc sống ngập tràn màu sắc của chúng. Những mầm non nhỏ theo tiếng gọi của mùa Xuân đang dần dần hé nở. Những chiếc lá bé xíu bật khỏi chiếc vỏ khô trào đón những ánh nắng ấm áp chiếu vào, mỗi ngày những mầm non nhỏ bé đó lại lớn thêm một chút tạo nên một không gian mùa xuân thật tươi mới và ngập tràn sự ấm áp.


Cùng chủ đề:

Giải Tự đánh giá: Bài ca loài kiến VBT Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều
Giải Tự đánh giá: Các phong trào thi đua của Đội VBT Tiếng Việt 5 tập 2 Cánh diều
Giải Tự đánh giá: Cậu bé Kơ Sung VBT Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều
Giải Tự đánh giá: Cô giáo em VBT Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều
Giải Tự đánh giá: Hạ thủy con tàu VBT Tiếng Việt 5 tập 2 Cánh diều
Giải Tự đánh giá: Mầm non VBT Tiếng Việt 5 tập 2 Cánh diều
Giải Tự đánh giá: Ngọn lửa Ô - Lim - Pích VBT Tiếng Việt 5 tập 2 Cánh diều
Giải Tự đánh giá: Những chấm nhỏ mà không nhỏ VBT Tiếng Việt 5 tập 2 Cánh diều
Giải Tự đánh giá: Rất nhiều Mặt Trăng VBT Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều
Giải Tự đánh giá: Sang đường VBT Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều
Giải Tự đánh giá: Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái VBT Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều