Giải VBT ngữ văn 6 bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ — Không quảng cáo

Giải vở bài tập Ngữ văn 6 hay nhất Bài 30


Giải VBT ngữ văn 6 bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ trang 131 VBT ngữ văn 6 tập 2.

Câu 1

Câu 1 (trang 131 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đọc đoạn đầu bức thư: từ Đối với đồng bào tôi đến tiếng nói của cha ông chúng tôi.

a, Hãy chỉ ra những phép so sánh và nhân hóa đã được dùng.

b, Hãy nêu lên tác dụng của phép so sánh và nhâ nhóa đó, đặc biệt là trong việc làm nổi bật quan hệ giữa người da đỏ với "Đất", với thiên nhiên.

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn đầu bức thư:

a)

- Phép so sánh:

+ Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối - máu của tổ tiên chúng tôi.

+ Tiếng thì thầm của dòng nước - tiếng nói của cha ông chúng ta.

- Phép nhân hóa :

+ Mảnh đất này - bà mẹ của người da đỏ.

+ Những bông hoa ngát hương - người chị, người em của chúng tôi.

+ Những mỏm đá, những vũng nước - thành viên của một gia đình.

b) Phép so sánh và nhân hóa cho ta thấy mối quan hệ mật thiết gắn bó giữa người da đỏ với Đất, thiên nhiên. Họ coi thiên nhiên là máu thịt, anh em, họ hàng.

Câu 2

Câu 2 (trang 131-132 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đọc đoạn giữa của bức thư: từ Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống đến Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.

a, Đoạn văn đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong "cách sống", trong thái độ đối với "Đất", đối với thiên nhiên giữa người da đỏ và "người da trắng" trên những vấn đề gì?

b, Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để nêu bật sự khác biệt, sự đối lập ấy và để thể hiện thái độ, tình cảm của mình?

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn giữa của bức thư:

a) Sự đối lập thể hiện ở:

Vấn đề

Người da đỏ

Người da trắng

Đất đai

Mỗi tấc đất là thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm. Đất là bà mẹ của họ.

Xa lạ với đất, họ cư xử với mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, lòng thèm khát sẽ ngấu nghiến biến đất thành hoang mạc.

Không khí

Vô cùng quý giá để thưởng thức hương hoa đồng cỏ , để sẻ chia linh hồn với cuộc sống.

Chẳng để ý gì đến nó.

Muông thú

Nếu muông thú bị hủy diệt con người cũng bị chết về tinh thần và ra đi cùng chúng.

Thảm sát hàng loạt con vật để lại những cánh đồng trơ trọi.

Lối sống

Cảnh sống thành phố làm họ nhức mắt.

Sống ồn ào trong nhịp sống công nghiệp căng thẳng.

b) Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật:

- Phép đối lập ( anh em, ruột thịt >< kẻ thù, mẹ đất, anh em bầu trời >< vật mua được … )

- Điệp ngữ ( tôi biết …, tôi thật không hiểu nổi, … tôi không hiểu …)

- Phép so sánh, nhân hóa, sử dụng từ ngữ gợi cảm.

Câu 3

Câu 3 (trang 132 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đọc đoạn còn lại của bức thư.

a, Hãy nêu các ý chính của đoạn này.

b, Cách hành văn, giọng điệu của đoạn này có gì giống, có gì khác với hai đoạn trên?

c, Nên hiểu thế nào về câu: Đất là Mẹ.

Lời giải chi tiết:

Phần cuối bức thư:

a) Các ý chính:

- Đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bù đắp nên.

- Bởi vậy, người da trắng các anh phải kính trọng đất đai, biết đối xử với đất như người da đỏ.

- Con người phải bảo vệ thiên nhiên như mạng sống của mình.

b) Cách hành văn vẫn trang trọng và tha thiết yêu quý, trân trọng đất như những đoạn trước. Tuy nhiên đoạn này tha thiết một cách nhiều hơn.

c) Đất là Mẹ : đất sinh ra muôn loài, trong đó có con người sinh sống và tồn tại.

Câu 4

Câu 4 (trang 133 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2):

Bức thư đã sử dụng rất nhiều yếu tố của phép lặp. Hãy lập bảng thống kê một số hoặc toàn bộ những yếu tố lặp ấy và chỉ ra tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm cúa chúng.

Lời giải chi tiết:

- Một số yếu tố lặp:

Lặp từ

mảnh đất, không khí, cha ông, thiêng liêng, người da đỏ, người da trắng, anh em, mẹ,…

Lặp ý

- Mảnh đất là mẹ (nhắc đến 3 lần)

- Sự quan trọng của không khí, nguồn nước (đoạn giữa và cuối thư)

Lặp cấu trúc

- mỗi tấc đất là thiêng liêng.

- những dòng sông, con suối … đâu chỉ là …

- đâu phải là …

- nếu chúng tôi … ngài phải …

- tôi là kẻ hoang dã …

- Tác dụng:

+ Tình cảm gắn bó sâu nặng, thiêng liêng với quê hương, đất nước.

+ Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của người da trắng đối với thiên nhiên, đất đai và môi trường.

+ Người da đỏ luôn giữ vững thái độ kiên quyết.

+ Hơi văn nhịp nhàng, tạo khí thế.

Câu 5

Câu 5 (trang 134 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2):

Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây một thế kỉ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường.

Lời giải chi tiết:

Qua thời gian dài, bức thư này vẫn là văn bản hay nói về thiên nhiên bởi lẽ: người da đỏ không chỉ đề cập đến vấn đề đất đai mà còn nói tới tất cả vấn đề liên quan tới tự nhiên, môi trường sống của con người. Bức thư mang thông điệp toàn cầu, vô cùng nhức nhối thời nay, đó là vấn đề bảo vệ môi trường.

Câu 6

Câu 6 (trang 134 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2):

Tại sao trong bức thư, vấn đề mua bán đất được đặt ra những người viết không trả lời trực tiếp câu hỏi bán đất hay không bán đất, càng không nói đến chuyện giá cả?

Lời giải chi tiết:

Người viết không trả lời trực tiếp câu hỏi bán đất hay đề cập chuyện giá cả vì chuyện mua bán đất chỉ được đặt ra như một giả thiết. Từ giả thiết đó, người thủ lĩnh da đỏ thể hiện thái độ kiên quyết của mình trước việc bảo vệ đất đai, thiên nhiên. Đồng thời họ phản đối cách sống, cách ứng xử với thiên nhiên của người da trắng. Thông qua cách nói ấy, dù không trực tiếp, nhưng người thủ lĩnh da đỏ cũng đã ngầm nói không với đề nghị mua bán đất.

Câu 7

Câu 7 (trang 135 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2):

Chọn một số câu hay trong các đoạn của bức thư trên nói về không khí, ánh sáng, đất, nước, thực vật, thú vật và học thuộc lòng.

Lời giải chi tiết:

Những câu hay trong bức thư:

- Nói về không khí: Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở.

- Nói về ánh sáng: những tia sáng chói chang phản chiếu từ mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về kí ức của người da đỏ.

- Nói về đất: Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ; đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi.

- Nói về nước: Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.

- Nói về thực vật: Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi.

- Nói về động vật: bởi lẽ điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người.


Cùng chủ đề:

Giải VBT ngữ văn 6 bài Ẩn dụ
Giải VBT ngữ văn 6 bài Bài học đường đời đầu tiên
Giải VBT ngữ văn 6 bài Bánh Chưng, bánh Giầy
Giải VBT ngữ văn 6 bài Buổi học cuối cùng
Giải VBT ngữ văn 6 bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Giải VBT ngữ văn 6 bài Bức tranh của em gái tôi
Giải VBT ngữ văn 6 bài Các thành phần chính của câu
Giải VBT ngữ văn 6 bài Câu trần thuật đơn
Giải VBT ngữ văn 6 bài Câu trần thuật đơn có từ "là"
Giải VBT ngữ văn 6 bài Câu trần thuật đơn không có từ "là"