Giải VBT ngữ văn 6 bài Thứ tự kể trong văn tự sự
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Thứ tự kể trong văn tự sự trang 73 VBT ngữ văn 6 tập 1.
Câu 1
Câu 1 (trang 85 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Đọc câu chuyện sau đây và trả lời câu hỏi: Câu chuyện được kể theo thứ tự nào? Chuyện kể theo ngôi nào? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thế nào trong câu chuyện?
Phương pháp giải:
Câu chuyện bắt đầu kể từ thời điểm nào? Sự việc đã xảy ra hay chưa xảy ra? Nếu đã xảy ra rồi thì phải kể theo thứ tự ngược tự nhiên, kể theo thứ tự từ hiện tại ngược về quá khứ. Còn nếu sự việc chưa xảy ra thì kể theo thứ tự tự nhiên, cái nào có trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau. Người kể tự xưng bằng từ gì, từ đó thuộc ngôi thứ mấy? Yếu tố hồi tưởng thể hiện bằng từ ngữ nào? Sự hồi tưởng làm thay đổi thứ tự kể tự nhiên như thế nào?
Lời giải chi tiết:
- Câu chuyện được kể theo thứ tự: từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ
- Chuyện được kể theo ngôi thứ nhất
- Yếu tố hồi tưởng được thể hiện ở từ: hồi, lần ấy, hôm ấy, từ đó.
- Hồi tưởng thay đổi thứ tự kể như sau: Lẽ ra phải kể theo trật tự thời gian thì ở đây việc xảy ra sau lại được kể trước, việc xảy ra trước lại kể sau.
Câu 2
Câu 2 (trang 85 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Cho đề văn: "Hãy tường thuật (kể chi tiết) một trận đấu bóng đá mà em đã được xem". Theo em, thứ tự kể trong bài văn này bắt buộc phải như thế nào?
Phương pháp giải:
Suy nghĩ xem khi tường thuật một trận bóng đá, người ta phải bắt đầu tường thuật từ thời điểm nào của trận đấu, theo thứ tự nào, kết thúc ở chỗ nào, rồi trả lời.
Lời giải chi tiết:
Thứ tự kể trong bài văn này phải là: Từ hiện tại nhớ về quá khứ, nhớ lại trận bóng đá đã được xem.
Câu 3
Câu 3 (trang 85 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Với đề văn: "Kể một kỉ niệm hồi thơ ấu của em", em sẽ kể chuyện theo thứ tự nào? Vì sao kể như vậy?
Phương pháp giải:
Kể về kỉ niệm quá khứ bao giờ người ta cũng bắt đầu ở hiện tại rồi hồi tưởng về quá khứ.
Lời giải chi tiết:
- Em sẽ kể chuyện này theo thứ tự: từ hiện tại nhớ lại những kỉ niệm lúc còn nhỏ trong quá khứ.
- Kể theo thứ tự này vì: kỉ niệm hồi thơ ấu là những chuyện đã xảy ra,bắt buộc chúng ta phải nhớ lại, hồi tưởng lại.
Câu 4
Câu 4 (trang 86 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Để gây hứng thú và bất ngờ cho người nghe, người ta thường dùng biện pháp nào trong các biện pháp dưới đây:
A. Kể diễn biến trước, kể kết quả sau
B. Kể kết quả trước, kể diễn biến sau
C. Từ hiện đại hồi tưởng về quá khứ
D. Kể bổ sung
Phương pháp giải:
Đọc lại phần Ghi nhớ trong SGK (tr.98) và làm bài.
Lời giải chi tiết:
Để gây hứng thú và bất ngờ cho người nghe, người ta thường dùng biện pháp:
B. Kể két quả trước, kể diễn biến sau
D. Kể bổ sung
Câu 5
Câu 5 (trang 86 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Cho đề văn: "Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa". Em hãy tìm hiểu và lập dàn bài.
Phương pháp giải:
Khi lập dàn bài, em chú ý chữ “lần đầu”, đó là lần đã xảy ra từ lâu, em có thể chọn thứ tự kể ngược thời gian bằng biện pháp hồi tưởng, bắt đầu bằng một sự việc khiến em nhớ mãi. Cũng có thể kể theo thứ tự tự nhiên như gợi ý ở trên.
Lời giải chi tiết:
Mở bài: Giới thiệu lại hoàn cảnh, giới thiệu câu chuyện (Có một kỉ niệm mà em nhớ mãi không thể quên, đó là lần đầu tiên em được đi chơi xa).
Thân bài:
- Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào, chuyến đi kéo dài bao lâu?
- Em đã háo hức chờ đợi như thế nào, đã chuẩn bị những gì cho chuyến đi này?
- Chuyến đi đó em đã đi cùng ai, điểm đến là ở đâu?
- Chuyến đi có những điều gì đặc biệt (về cảnh vật, về các món ăn,...)
Kết bài: Chuyến đi đã để lại cho em những cảm xúc, những suy nghĩ gì, vì sao đó lại là chuyến đi đáng nhớ?