Giải VBT ngữ văn 6 bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ trang 51 VBT ngữ văn 6 tập 1.
Câu 1
Câu 1 (trang 51 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Hãy tìm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng.
Phương pháp giải:
Trước hết, cần tìm các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể như: tay, mặt, mắt, cổ, bụng, lưng… Sau đó tìm hiểu xem các từ đã tìm có những nghĩa nào khác ngoài nghĩa chỉ bộ phận cơ thể, ví dụ như chỉ bộ phận đồ vật: tay áo, tay ghế…
Lời giải chi tiết:
- Tay: tay chơi, tay côn đồ, tay cầm xe đạp
- Chân: chân bàn, chân ghế, chân trời
- Đầu: đầu tàu, đầu sỏ, đầu đàn
Câu 2
Câu 2 (trang 51 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Trong Tiếng Việt, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy kể ra những trường hợp chuyển nghĩa đó.
Phương pháp giải:
HS dựa vào vốn từ của mình, tìm những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người, trong đó có yếu tố chỉ bộ phận cây cối. Ví dụ: mũi dọc dừa, tóc rễ tre, chân ống sậy…
Lời giải chi tiết:
- Lá phổi, lá gan, trái tim, cuống họng.
Câu 3
Câu 3 (trang 52 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó ba ví dụ minh họa:
Phương pháp giải:
Bài tập liên quan đến hiện tượng nhiều nghĩa của từ nhưng chú trọng đến từ có nghĩa chỉ sự vật và chỉ hành động (nội dung a: cái cưa – cưa gỗ); từ có nghĩa chỉ hành động và chỉ đơn vị (nội dung b: gánh củi đi – một gánh củi).
Lời giải chi tiết:
a, Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động
b, Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị
a, Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động:
- cái cưa → cưa gỗ
- cái quạt → mẹ quạt cho em vì mất điện
- cái điện thoại → nếu có thông báo thì điện thoại cho tôi nhé.
b, Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị:
- nắm cơm lại → hai nắm cơm
- bó củi lại → vác bó củi
- gánh củi đi → một gánh củi
Câu 4
Câu 4 (trang 52 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Cho các nghĩa sau của từ chín
(1) (quả, hạt) ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương thơm, vị ngon; trái với xanh
(2) (thức ăn) được nấu nướng đến mức ăn được; trái với sống
(3) (sự suy nghĩ) ở mức đầy đủ để có được hiệu quả
(4) (màu da mặt) đỏ ửng lên
Hãy cho biết nghĩa nào của từ chín được dùng trong các câu sau.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ từng câu để tìm hiểu nghĩa của từ “chín”. Đối chiếu với các nghĩa đã cho để xác định.
Lời giải chi tiết:
Câu 5
Câu 5 (trang 53 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Giải thích nghĩa của từ chạy trong các trường hợp đã cho.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ từng trường hợp đã cho để xác định nghĩa của từ “chạy”. Nên sử dụng từ điển để kiểm tra lại.
Lời giải chi tiết:
Câu 6
Câu 6 (trang 54 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Cho các câu sau:
- Mẹ em mới mua cho em một cái bàn rất đẹp.
- Chúng em bàn nhau đi lao động ngày chủ nhật để giúp đỡ gia đình.
- Nam là cây làm bàn của đội bóng đá lớp tôi.
a, Hãy giải thích nghĩa của từ bàn trong từng trường hợp.
b, Các cách dùng ở trên có phải hiện tượng chuyển nghĩa không?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các câu có chứa từ “bàn”, xác định nghĩa của từ “bàn”. Cần lưu ý phân biệt hiện tượng nhiều nghĩa với hiện tượng đồng âm.
Lời giải chi tiết:
a.
- Mẹ em mới mua cho em một cái bàn rất đẹp: vật dụng có mặt phẳng, dùng để đặt, để đồ đạc, thức ăn,...
- Chúng em bàn nhau đi lao động ngày chủ nhật để giúp đỡ gia đình: là hoạt động thảo luận trong một nhóm người để đi đến kết quả cuối cùng.
- Nam là cây làm bàn của đội bóng đá lớp tôi: điểm số, bàn thắng ghi được trong trận bóng.
b. Các cách dùng từ bàn trong những câu đã cho không phải là hiện tượng nhiều nghĩa.