Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam thế kỉ XX. Bên cạnh sự nghiệp cứu nước vĩ đại, Bác đã để lại cho chúng ta một di sản văn chương vô cùng quý giá.
Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam thế kỉ XX. Bên cạnh sự nghiệp cứu nước vĩ đại, Bác đã để lại cho chúng ta một di sản văn chương vô cùng quý giá. Bác không hề có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương và chưa bao giờ tự nhận mình là văn nghệ sĩ. Bác viết văn, làm thơ trước hết và chủ yếu do nhận thấy văn chương là vũ khí sắc bén chống quân thù và là phương tiện thuận lợi để tuyên truyền cách mạng và để thư giãn sau những giây phút làm việc căng thẳng.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác đã trải qua nhiều môi trường sống và tiếp xúc với nhiều người. Tùy từng tình huống, từng nhiệm vụ chính trị mà Bác có cách viết cho thích hợp. Với lực lượng quần chúng cách mạng phần lớn là nông dân, công nhân, Bác chọn hình thức sáng tác quen thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ như ca dao, thơ lục bát rất vần, dễ nhớ để lồng vào đó nội dung tuyên truyền chính trị.
Giản dị trong đời sống – đó là điều nổi bật trong phong cách của Hồ Chí Minh. Bác cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho nhân dân hiểu được, nhớ được và thực hiện được những chủ trưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trong quá trình vận động cách mạng, Bác làm nhiều bài ca dưới hình thức văn vần để giác ngộ quần chúng như Bài ca sợi chỉ, Bài ca binh lính, Bài ca đoàn kết… Bác viết thật mộc mạc, giản dị để người nghe, người đọc dễ tiếp thu và truyền bá cho nhau.
Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu:
Sau khi về nước để trực tiếp chỉ đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, Bác đã viết nhiều câu thơ, bài thơ để giác ngộ, vận động quần chúng tham gai vào hội Việt Minh, đoàn kết lại đánh đuổi thực dân Pháp và phát xít Nhật:
Muốn phá sạch nỗi bất bình
Dân cày phải kiếm Việt Minh mà vào ,
Hoặc:
Hỡi con cháu Hồng Bàng,
Chúng ta phải biết đoàn kết mau mau.
Thơ Bác còn chỉ ra nguyên nhân khổ đau, bất hạnh của nông dân:
Dân ta không có ruộng cày
Bao nhiêu đất tốt về Tây đồn điền.
Hay của giai cấp công nhân:
Công nhân sức mạnh nghề quen
Làm ra của cải cho thiên hạ nhờ
Mà mình quần rách áo xơ
Tiền công thì bớt mà giờ thì thêm
Lại còn đánh chửi tần phiền
Cúp lương tháng trước, phạt tiền hôm qua .
Bác chỉ rõ nỗi khổ, nỗi nhục của kẻ buộc phải cầm súng giặc bắn vào cha mẹ, anh em, bà con làng xóm:
Hai tay cầm khẩu súng dài
Ngắm đi ngắm lại, bắn ai bây giờ?
Cuối năm 1946, thực đân Pháp cố tình xâm lược lại nước ta một lần nữa. Sau khi chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa được thành lập, với cương vị Chủ tịch, Bác đã làm thơ chúc mừng năm mới 1947, kêu gọi đồng bào quyết tâm kháng chiến để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do vừa giành được:
Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió
Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông
Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến.
Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng.
Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào!
Sức ta đã mạnh, người ta đã đông.
Trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi!
Thống nhất độc lập, nhất định thành công.
Xuân 1949 là mùa xuân tưng bừng khí thế trong bài thơ nổi tiếng của Bác:
Người người thi đua,
Ngành ngành thi đua
Ta nhất định thắng
Địch nhất định thua;
(Mừng xuân 1949)
Kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ oanh liệt, chấn động năm châu. Miền Bắc giải phóng nhân dân nô nức bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương lớn của miền Nam – thành đồng Tổ quốc – đang ngày đêm trực tiếp đối đầu với quân xâm lược Mĩ và bè lũ tay sai.
Bài thơ chúc Tết năm 1956 là lời Bác hô hào, động viên nhân dân cả nước đoàn kết một lòng đánh Mĩ:
Thân ái mấy lời chúc Tết:
Toàn dân đoàn kết một lòng
Miền Bắc thi đau xây dựng
Miền Nam giữ vững thành đồng,
Quyết chí bền gan phấn đấu
Hòa bình, thống nhất thành công.
Nhân dân Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về lại hân hoan, phấn khởi đón nghe thơ Bác vì đso chính là tâm linh, ý nguyện, là lí tưởng và khát vọng chiến thắng của toàn dân tộc
Mừng xuân 1969 là bài thơ chúc Tết cuối cung của Bác để lại cho đất nước, nhân dân:
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào!
Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn!
Thơ Bác chính là con người Bác thật gần gũi, giản dị mà cũng thật sâu sắc, ấm áp tình người. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ
Dân tộc Việt Nam sung sướng và hạnh phúc được chiến đấu dưới lá cờ vinh quang của Đảng, của Bác kính yêu!