Giới thiệu về nhà văn Ngô Tất Tố, tác giả của tiểu thuyết Tắt đèn — Không quảng cáo

Thuyết minh về người


Giới thiệu về nhà văn Ngô Tất Tố, tác giả của tiểu thuyết Tắt đèn

Nhắc đến truyện ký Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có lẽ không ai là không nhớ đến Ngô Tất Tố, một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời

- Ngô Tất Tố là một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời: "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam trong những ngày sưu thuế ở nông thôn mà chương XVIII của tác phẩm với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.

- Ngô Tất Tố sinh năm 1893, mất 1954, quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân, là một học giả với nhiều công trình triết học và văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Sau cách mạng nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại tiêu biểu như: Các tiểu thuyết: Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940)... ; các phóng sự: Tập án cái đình (1939); Việc làng (1940)...

- Với những đóng góp lớn lao của bản thân cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, Ngô Tất Tố đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật đợt 1 năm 1996.


Cùng chủ đề:

Giới thiệu về một nét văn hoá truyền thống: Dân ca quan họ
Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt
Giới thiệu về ngôi nhà thân yêu của em
Giới thiệu về nhà thơ Tế Hanh, tác giả của bài thơ Quê Hương
Giới thiệu về nhà thơ Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng
Giới thiệu về nhà văn Ngô Tất Tố, tác giả của tiểu thuyết Tắt đèn
Giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng và văn bản Trong lòng mẹ
Giới thiệu về tác giả Ai - Ma - Tốp và văn bản Hai cây phong
Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến
Hãy bình luận câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân
Hãy chứng minh ý kiến của nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo". Sau đó, hãy phân tích các phương tiện liên kết đoạn văn được sử dụng