Giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng và văn bản Trong lòng mẹ — Không quảng cáo

Thuyết minh về người


Giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng và văn bản Trong lòng mẹ

Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

1. Tác giả

- Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

- Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.

- Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

- Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

2. Tác phẩm

- Văn bản T rong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu .

- Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động.

- Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".


Cùng chủ đề:

Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt
Giới thiệu về ngôi nhà thân yêu của em
Giới thiệu về nhà thơ Tế Hanh, tác giả của bài thơ Quê Hương
Giới thiệu về nhà thơ Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng
Giới thiệu về nhà văn Ngô Tất Tố, tác giả của tiểu thuyết Tắt đèn
Giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng và văn bản Trong lòng mẹ
Giới thiệu về tác giả Ai - Ma - Tốp và văn bản Hai cây phong
Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến
Hãy bình luận câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân
Hãy chứng minh ý kiến của nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo". Sau đó, hãy phân tích các phương tiện liên kết đoạn văn được sử dụng
Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích