Hạt dẻ Trùng Khánh — Không quảng cáo

Thuyết minh về món ăn


Hạt dẻ Trùng Khánh

Hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng) ít có mặt trong những dịp như vậy – chỉ vì một lẽ đơn giản là nó hiếm hoi hơn loại hạt dẻ “ta" kia nên không thể mua một cách dễ dàng để nằm trong túi, cùng vào lớp học với những cô cậu học sinh.

Hạt dẻ Trùng Khánh

Những ai đã từng là học sinh ở thành phố, chắc không thể quên những kỉ niệm ngọt ngào của cái thời trẻ con, chia nhau những phần quà nho nhỏ mua vội trước cổng trường, dấm dúi cùng nhau ăn trong lớp, trong bụng cứ hí hứng tưởng rằng thầy cô không biết nên cảm giác ngon lành tăng lên gấp bội... Hạt dẻ là một trong những món quà thú vị đó.

Khi đã lớn, khoác tay nhau đi trong buối tối chớm rét đầu đông, cùng nhấm nháp những hạt dẻ mới rang ấm nóng, có thể đôi bạn trẻ cùng mường tượng rằng tình yêu đôi lứa cũng thơm bùi như vị hạt dỏ.

Những hạt dẻ gợi nhớ những kỉ niệm đáng yêu đó là loại hạt dẻ thường, tròn nhỏ cỡ một cái cúc áo. Hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng) ít có mặt trong những dịp như vậy – chỉ vì một lẽ đơn giản là nó hiếm hoi hơn loại hạt dẻ ta" kia nên không thể mua một cách dễ dàng để nằm trong túi, cùng vào lớp học với những cô cậu học sinh.

Những cây dẻ ở Trùng Khánh là giống dẻ ở xứ ôn đới. Cây dẻ sống ở những vùng đất khô cằn. Bộ rễ cây khỏe mạnh, bám vững chãi vào đất trên những triền dốc. Tán cây vươn cao hứng đón sương rừng, gió núi.

Chẳng ai biết những cây dẻ đã đến bắt rễ và phát triển ở Trùng Khánh từ khi nào. Chưa ai tìm hiểu kĩ xem đất rừng Trùng Khánh ẩn chứa những tố chất đặc biệt gì thích hợp với cây dẻ này để hôm nay Trùng Khánh có một sản vật quý. Cũng có người vì quý giống dẻ này đã mang đi trồng thử tại những nơi khác có các điều kiện địa hình và khí hậu tương tự Trùng Khánh - như ở Lạng Sơn, ở một số nơi khác trong tỉnh Cao Bằng... - nhưng kết quả không được như ý muốn.

Hạt dẻ Trùng Khánh rất to, một cân chỉ chừng trăm hạt. Mỗi quả dẻ chứa ba, bốn hạt, vỏ hạt dẻ Trùng Khánh dày và rất cứng nên muốn hạt dẻ chín phải luộc kĩ. Có người cẩn thận còn khía sẵn vài đường trên vỏ hạt để khi chín dễ bóc. Sau khi luộc chín, nếu đem hạt dẻ rang lại một lượt đến khi hơi sém vỏ thì mùi thơm dậy lên thật hấp dẫn. Bà con ở Trùng Khánh thường hay ninh hạt dẻ với chân giò lợn làm món đãi khách có hương vị rất đặc biệt mà không phải ai cũng dễ có cơ hội được thưởng thức.

Cứ đến khoảng cuối Thu, đầu Đông là mùa quả dẻ chín rụng đầy mặt đất. Hạt dẻ được người Trùng Khánh thu nhặt, rồi nó bắt đầu vào cuộc hành trình mới. Hạt dẻ Trùng Khánh theo chân con người lên đường về xuôi như một thứ quà độc đáo của miền núi rừng Đông Bắc Tổ quốc. Nó không bảo quản được lâu, chỉ để được khoảng chừng một tháng nên mùa hạt dẻ cũng qua nhanh với những ai không kịp để ý. Đã bao nhiêu năm nay, hạt dẻ Trùng Khánh vẫn tự nhiên như nó vốn thế. Nó vẫn xa lạ với nền văn minh công nghiệp. Nó thấm đậm hương vị của thiên nhiên và ít gần con người... Nhưng con người biết nó và quý nó...

Phương Hạnh (Báo Hải quan cuối tuần, số 137, ngày 15/11/2009)


Cùng chủ đề:

Hãy phân tích nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao
Hãy phân tích tâm trạng bức bối, khao khát tự do qua bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu
Hãy tóm tắt văn bản trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố) trong khoảng 5 câu đến 7 câu, trong đó có sử dụng ít nhất một câu ghép
Hãy tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của mình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945
Hạt dẻ Trùng Khánh
Hiện nay một số bạn trẻ không thích sống với gia đình thường lêu lổng với bạn bè. Hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ về một người thân yêu nhất để khẳng định: Gia đình vô cùng quan trong đối với mỗi ch
Hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ Ngắm trăng
Hình ảnh chú bé - Nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường (Truyện ngắn “Tôi đi học” - Thanh Tịnh)
Hình ảnh người anh hùng cứu nước qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Hình ảnh người dân làng chài qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh