Hãy kể lại chuyện Thầy bói xem voi bằng lời văn của mình — Không quảng cáo

Bài 2. Bài học cuộc sống - Văn mẫu 7 Chân trời sán


Hãy kể lại chuyện Thầy bói xem voi bằng lời văn của mình

Ngày xửa ngày xưa, tại một làng nọ, có tới năm ông thầy bói cùng hành nghề. Thầy thì đông, người xem thì ít nên thầy chẳng mấy khi bận rộn

Dàn ý

1. Mở Bài

Giới thiệu về không gian, thời gian xảy ra câu chuyện.

2. Thân Bài

Nội dung câu chuyện

- Có một đoàn voi đi qua làng.

- Trong làng ai cũng có mong muốn được một lần trông thấy con vật đó một lần trong đời.

- Năm ông thầy bói tiến lại gần con voi và bắt đầu sờ, mỗi người đưa ra một ý kiến, không ai chịu ai:

+ Ông thầy thứ nhất: Con voi sun sun như con đỉa

+ Ông thầy thứ hai: Con voi chần chần như cái đòn càn

+ Ông thầy thứ ba: Con voi bè bè như cái quạt thóc

+ Ông thầy thứ tư: Con voi sừng sững như các cột đình

+ Ông thầy thứ năm: Con voi tua tủa như cái chổi xể cùn

- Năm ông thầy bói tranh cãi không ai chịu nhường ai đến nỗi đánh nhau suýt sứt đầu mẻ trán.

- Bác trưởng làng thấy vậy bèn tiến đến lại gần can ngăn và giải thích.

3. Kết Bài

Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện Thầy bói xem voi.

Bài mẫu

Ngày xửa ngày xưa, tại một làng nọ, có tới năm ông thầy bói cùng hành nghề. Thầy thì đông, người xem thì ít nên thầy chẳng mấy khi bận rộn.

Một hôm nhân buổi hàng họ ế ẩm, các thầy rủ nhau về sớm. Đi đường thầy nào cũng phàn nàn, từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa biết hình thù con voi nó thế nào. Về tới gốc đa đầu làng, đang ngồi tán gẫu, bỗng các thầy nghe người đi chợ về kháo nhau có con voi đi qua. Băn khoăn một lúc, các thầy bàn nhau góp tiền chi viên quản tượng để được một lần xem con voi nó thế nào.

Khi voi đứng lại, năm thầy đều tiến lại gần. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy lại sờ chân, thầy lại sờ đuôi. Được một lúc, năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau.

Thầy sờ vòi nhanh nhảu nói trước :

- Ôi giời ! Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa.

- Thầy nói sai bét rồi, thầy sờ ngà lên tiếng.

- Nó chần chẫn như cái đòn càn

Thầy sờ tai đứng ngay cạnh vội tiếp lời.

- Các thầy nói thế nào ấy chứ, tôi thấy nó bè bè như cái quạt thóc.

- Các thầy nói đều không đúng cả! - Thầy sờ chân đứng chống gậy vuốt râu.

- Tôi thấy nó sùng sững như cái cột đình.

- Thôi các thầy đừng cãi nhau nữa! - Thầy sờ đuôi vội can.

- Thực tế nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Mỗi thầy một ý chẳng thầy nào dám vác mặt ra ngoài chợ, đi đâu các thầy cũng bị ngưởi ta chế giễu: Đến đánh giá một con vật còn không đúng thì bói toán ai dám tin. Thế là từ đó dân gian mới có thành ngữ "thầy bói xem voi" để chỉ những kẻ xem xét sự vật hiện tượng nhưng chỉ nhìn từ một phía mà thôi


Cùng chủ đề:

Em hãy hóa thân vào một trong bốn nhân vật: Chân, Tay, Tai, Mắt hoặc Miệng kể lại câu chuyện. Từ câu chuyện đó em rút ra bài học gì?
Em hãy nêu cảm nhận về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
Em hãy phân tích cách “xem voi” của năm ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi. Sai lầm của các thầy ở đây là gì? Từ đó, em hãy rút ra cho mình những bài học cần
Hãy cho biết những nét thành công về nghệ thuật của văn bản Tôi đi học. Sức cuốn hút của văn bản được nên từ đâu?
Hãy giới thiệu về một món ăn đặc sản quê hương em
Hãy kể lại chuyện Thầy bói xem voi bằng lời văn của mình
Hãy nhập vai chú voi trong câu chuyện Thầy bói xem voi kể lại câu chuyện ấy. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này?
Hãy phân tích văn bản Tôi đi học
Hãy viết một đoạn văn chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
Hãy viết đoạn văn ngăn giới thiệu bài thơ Sang thu
Hiện nay có rất nhiều trẻ em bị đuối nước, nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên