Hãy viết đoạn văn ngăn giới thiệu bài thơ Sang thu
Mùa thu là đề tài muôn thuở trong thi ca. Từ văn học trung đại, mùa thu đã đi vào những dòng thơ với cảm xúc nhẹ nhàng hay một nỗi buồn man mác
Dàn ý
1. Mở đoạn
- Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu .
- Nêu bối cảnh và thời điểm sáng tác (viết vào thời điểm đất nước đang hồi sinh sau chiến tranh, mở ra một cảm nhận bình yên).
2. Thân đoạn
- Tóm tắt ngắn gọn nội dung bài thơ: Bài thơ miêu tả những dấu hiệu tinh tế của thiên nhiên khi trời đất chuyển từ cuối hạ sang thu, với các hình ảnh đặc trưng như hương ổi, làn gió se, sương mỏng.
- Nhấn mạnh vẻ đẹp cảnh sắc và cảm xúc yên bình mà bài thơ mang lại.
3. Kết đoạn
- Khái quát ý nghĩa của bài thơ: Sang thu không chỉ là một bức tranh thiên nhiên đẹp mà còn chứa đựng những suy ngẫm về thời gian và cuộc sống, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc lắng đọng.
Bài tham khảo 1
Mùa thu là đề tài muôn thuở trong thi ca. Từ văn học trung đại, mùa thu đã đi vào những dòng thơ với cảm xúc nhẹ nhàng hay một nỗi buồn man mác. Đến với Hữu Thỉnh, cảm xúc về thu có những điều mới mẻ và khác lạ được tác giả thể hiện trong bài thơ Sang thu. Đây là bài thơ được ông sáng tác năm 1977 và rút ra từ tập “Từ chiến hào đến thành phố”. Dòng đời chảy trôi, nhịp sống vẫn tuần hoàn theo hơi thở của đất trời, chỉ có con người trong vòng xoáy cuộc sống bận rộn mà đôi khi vô tình quên mất. Bởi vậy, Sang thu của Hữu Thỉnh đã đi từ ngỡ ngàng, bâng khuâng trước những tín hiệu giao mùa nơi thôn xóm đến say mê trước những cảnh vật sang thu xa rộng, và trầm ngâm trước những biến đổi bên trong của thiên nhiên và con người. Đó là một mạch chảy rất tự nhiên của cảm xúc. Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ với cách nói mộc mạc, gần gũi. Mùa thu ấy gần gũi biết bao với người dân đất Việt bởi nó không còn là những hình ảnh ước lệ, thay vào đó là những hình ảnh gần gũi nơi thôn quê khi chuyển mình từ hạ sang thu. Tác đã đã thổi hồn vào vạn vật để ta thấy đâu đấy những cảm xúc của con người được ẩn chứa trong từng kẽ lá, đám mây. Thông qua bài thơ, tác giả đã bộc lộ sâu kín tình yêu với thiên nhiên, cuộc đời, với sự thanh bình của quê hương, đất nước. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc về mùa thu dịu dàng và cả những tâm tình mà tác giả gửi gắm trong từng ý thơ.
Bài tham khảo 2
Nếu mùa xuân là mùa của hội tụ của những ngòi bút tài hoa thì mùa thu lại bước vào thơ ca thật gần gũi. Trước đây Nguyễn Khuyến nổi tiếng với chùm thơ thu, Xuân Diệu được nhiều người biết đến hơn vì bài thơ “Đây mùa thu tới” thì nay hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài mùa thu với bài “Sang thu”. Hình như Hữu Thỉnh đã để ý rất lâu, quan sát tỉ mỉ về tiết thu mới có thể viết được bài thơ đặc sắc đến vậy. Nét độc đáo của bài thơ này không chỉ là những dòng thỏ hay mà còn thể hiện qua những cảm nhận tinh tế bằng nhiều giác quan, nhiều góc độ, nhiều hình ảnh mới lạ... những đám mây trời vắt nửa mình sang thu. Đây cũng là những hình ảnh gợi lên bài thơ sang thu một nét độc đáo. Không những thế, tác giả còn cảm nhận thu từ xa đến gần, từ vô hình đến hữu hình. Thật biết ơn nhà thơ đã mang đến cho chúng ta một bài thơ khác lạ so với những bài thơ thu trước đó. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về đề tài mùa thu nhưng phải đến “Sang thu” của Hữu Thỉnh chúng ta mới thấy hết được sự tinh tế của nhà thơ khi cảm nhận thời khắc giao mùa hạ -thu. Cái độc đáo của và tinh tế ấy không chỉ được thể hiện qua các hình ảnh mới lạ “hương ổi, gió se, sương, dòng sông” mà còn thể hiện qua cách đón nhận thu bằn những giác quan như: thính giác, khứu giác, thị giác hơn nữa nhà thơ còn cảm nhận mùa thu từ xa (hương ổi) đến gần (sương) từ cáI vô hình (gió se, hương ổi) đến cái hữu hình (dòng sông). Thưa các bạn, tôi thì tôi cho rằng nếu không phải là một người yêu thiên nhiên, quan sát tỉ mỉ sự biến chuyển của thiên nhiên có lẽ Hữu Thỉnh khó có thể viết được một bài thơ độc đáo đến như vậy. Ôi, cảm ơn nhà thơ đã cho chúng ta biết và hiểu thêm một bài thơ đặc sắc đến vậy.
Bài tham khảo 3
Bài thơ Sang thu của Hữu Thảnh là một tác phẩm đầy cảm xúc, ghi lại những biến chuyển tinh tế của thiên nhiên khi từ mùa hạ chuyển sang mùa thu. Qua những hình ảnh gần gũi như gió heo may, hương cốm mới, và sự thay đổi của cây cối, tác giả khơi gợi không chỉ một bức tranh cảnh sắc mà còn chất chứa cả những suy tư về dòng chảy thời gian và cuộc sống. "Sang thu" không chỉ là một lời ca ngợi thiên nhiên mà còn phản ánh những cảm nhận sâu sắc của tác giả về những thay đổi của cuộc đời, để lại ấn tượng khó phai cho người đọc.